Anh hùng Núp ở Cu-ba

Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc viết về chặng đường chiến đấu anh dũng của anh hùng Núp và đồng bào Tây Nguyên bất khuất, kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược. Cuốn truyện đã bay sang đất nước Cu-ba. Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô rất thích cuốn truyện ấy nên đã mời anh Núp sang thăm đất nước mình.

Ngay từ phút đầu đặt chân đến Cu-ba, anh Núp đã cảm nhận thấy một không khí thân mật như khi trở về nhà. Phi-đen, Ra-un (em trai của Phi-đen) và Chê Ghê-va-ra (Bộ trưởng Bộ Công nghiệp) tiếp đón anh Núp – người du kích của núi rừng châu Á rất nồng hậu. Phi-đen nhiều râu, mắt sáng, nói to, cười to, hỏi tuổi Núp, rồi tự nhận làm em. Nghe Phi-đen nói vậy, anh Núp ngửa cổ thả tiếng cười phóng khoáng như ở nhà mình rồi nói:

– Đồng chí ít tuổi hơn nhưng đồng chí là người chỉ huy cao, nên đồng chí là anh.

Phi-đen xua xua bàn tay to rộng:

– Đã là anh em thì không nói đến cấp chức. Ai hơn tuổi, người ấy là anh.

Tất cả mọi người cười vui vẻ. Phi-đen nói, giọng xúc động:

– Nhân dân Cu-ba nhìn thấy anh còn sống, lại khoẻ mạnh thế này là mừng rồi, vì mọi người đọc sách thấy anh khổ quá, đồng bào Tây Nguyên khổ quá. Thiếu đến cả muối ăn thì thật không thể tưởng tượng nổi! Vậy mà vẫn đánh Pháp, mà lại đánh thắng bằng cung tên rất thô sơ thì thật kì lạ ! Cuốn sách viết về anh đối với nhân dân Cu-ba là cuốn sách gối đầu giường đấy!

Anh Núp không ngờ câu chuyện của buôn làng mình, đất nước mình lại được nhân dân Cu-ba cảm thông, chia sẻ. Những ngày ở Cu-ba, anh Núp được Ra-un và Chê Ghê-va-ra đưa đi thăm các đơn vị quân đội và các nhà máy. Tới đâu anh cũng nghe mọi người reo to: “Du kích Núp ! Du kích Việt Nam ! Thần thoại! Thần thoại!”

Mọi người vây quanh anh, đôi chân họ nhún nhảy, hai tay vỗ vào nhau, thế là một điệu múa bột phát nổi lên. Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá. Cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to, và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy mình như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên đầy nắng gió.

Chuyến đi ấy, anh Núp phải từ biệt đất nước Cu-ba sớm hơn dự định. Bởi cũng chính lúc đó, ở Việt Nam, hàng đàn máy bay Mĩ xổ ra ném bom thành phố Vinh, Vĩnh Linh, Quảng Bình. Cả Cu-ba ầm ầm phẫn nộ. Anh Núp nóng lòng muốn trở về đất nước tham gia kháng chiến. Khi chia tay, Phi-đen gửi tặng Bác Hồ một hộp xì gà, nhờ anh Núp mang giùm. Phi-đen dặn anh Núp về thưa với Bác rằng: trong cuộc chiến đấu mới này, Việt Nam cần gì đã có Cu-ba.

Bàn tay thơm

Kem ngon quá, vừa ngọt vừa thơm. Gấu con đã ăn hết cả chiếc kem rồi mà vẫn còn liếm láp quanh miệng mình. Trên miệng hết vị ngọt rồi, nhưng ở bàn tay thì vẫn còn...

Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Phí Trực xử án

Phí Trực là quan án đời nhà Trần, ông nổi tiếng thông minh và làm việc rất cẩn thận nên ai cũng kính nể. Mỗi lần xử án, Phí Trực thường xem đi xét lại rất kĩ, quyết không chịu xử sai.

Học như cuốc kêu mùa hè

Ngày xưa, Chích Chòe và Cuốc cùng học một lớp. Chích chòe tuy nhỏ nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nên được cô giáo yêu, các bạn mến, bố mẹ thương.

Sáo, Sẻ và Chích Bông

Từ thuở xa xưa, Sáo, Sẻ và Chích Bông cùng sống chung với nhau trong một khu vườn. Ba loài chim này thường cùng nhau đi, cùng đến và cùng làm ăn sinh sống với nhau.

Những đứa trẻ lười biếng

Mùa đông lạnh giá đã đến, phải ở nhà một mình, Thỏ con cảm thấy rất buồn chán. Đúng rồi, mình phải đi tìm bạn mới được - Thỏ con thầm nghĩ...

Gió lạnh đầu mùa

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi.

Chiếc thuyền giấy lang thang

Trên một khúc sông nọ, có một chiếc thuyền giấy màu trắng đang trôi theo chiều gió, càng ngày càng xa. Thuyền giấy đi đâu vậy nhỉ? Ngay cả nó cũng không biết nữa...

Archimedes giữ thành Syracuse

Vào khoảng đầu thế kỉ thứ III trước công nguyên thành Syracuse, quê hương của nhà bác học thiên tài Archimedes bị quân La Mã lăm le xâm lược.