Đồng mười xu

Hôm ấy, mẹ Cốt bảo:

– Cốt, con cầm mười xu ra hiệu mua bánh mì nhé! Đi từ từ thôi kẻo vấp ngã.

Ngoài đường, trời nắng chang chang. Cốt đầu hơi cúi xuống, vừa đi vừa ước ao được chạy ra sông tắm. Nước sông chắc mát lắm.

Ông già bán kem râu đen đã làm đứt đoạn những ý nghĩ của cậu bé. Ông đứng ở góc đường, bên cạnh là một thùng kem.

– Chào cậu, mời cậu dùng kem. Có kem sữa, kem sô-cô-la ngon lắm. Cốt cảm thấy rất rõ đồng mười xu trong tay cậu đang nóng lên. Ông ta hé mở nắp phích kem, nghé nhìn vào nức nở khen:

– Ôi! Sao mà kem hôm nay ngon thế! Ngon hơn mật ong, lạnh hơn tuyết. Ai mà nghĩ ra món ăn kỳ diệu này nhỉ? Thế nào? Cậu mua chứ?

Cốt đến gần ông già và không nén nổi sự thèm thuồng, chìa đồng mười xu:

– Ba cốc…chín xu…ông ạ!

Giọng cậu hơi đứt đoạn. Sợ cậu thay đổi ý định, ông già vội vã múc kem vào cốc. Tay run run, cậu bé đón lấy cốc kem màu vàng nhạt, chiếc thìa và bắt đầu nếm loại kem ngọt, lạnh buốt đến tận chân răng.

Cốt cố xua đổi ý nghĩ đam ám ảnh cậu từ nãy đến giờ: đó là những lời quở trách của mẹ, lời giễu cợt của các anh. Điều đó ắt không tránh khỏi. Khi ăn hết cốc kem thứ ba, Cốt thờ ơ nhận lấy một đồng xu còn lại và chậm chạp lê bước đi.

Phía xa, anh bạn Vô-lốt-ca gọi Cốt nhưng cậu tảng như không nghe thấy. Vẻ sợ sệt, Cốt chậm chạp bước về nhà. Mẹ cậu vẫn còn ngồi ở ghế và chiếc ngoài. Bố đứng ở giữa nhà, nét mặt vui vẻ. Bà thoáng nhìn cậu con trai và biết ngay có điều gì không hay. Bà thắc mắc hỏi:

– Thế bánh mì đâu con?

Cậu bé khịt khịt mũi và những giọt nước mắt to đùng từ từ lăn trên gò má.

Bố nhìn cậu với vẻ tò mò thú vị:

– Đánh rơi tiền hay sao? Mất thì bảo là mất, khóc lóc mà làm gì?

Cốt chợt nghĩ: “Đây có thể là một lối thoát”. Nói “đánh mất” chắc mọi người đều tin và thậm chí không bị phạt nữa. Nhưng ngay khi đó, cậu bé bắt gặp đôi mắt hiền từ của mẹ. Đôi mắt như đang nói: “Có lẽ nào con lại nói dối mẹ”.

Cậu bé khóc nức nở, đi lại gần và gục đầu vào đầu gối mẹ. Hối hận, xúc động, cậu bé nói chẳng ra lời, nhưng bà mẹ đã nghe rõ.

– Xin lỗi mẹ, con đã ăn kem mất chín xu. Không hiểu sao con đã làm như vậy. Đây còn một xu.

Bàn tay êm ái của mẹ vuốt ve, xoa đầu cậu bé:

– Giỏi lắm! Con trai mẹ ngoan lắm! Con đã làm sai nhưng con đã dũng cảm và thật thà nhận lỗi.

Đứng dậy, vẻ tự hào, bà đi về phía tủ và móc ví lấy ra mười lăm xu.

– Đây, con cầm lấy tiền, mười xu mua bánh mì, còn năm xu con có thể ăn kem.

Tất cả như đang nhảy múa trong đầu Cốt. Ngoài trời nắng vẫn chói chang. Và dường như trên cành cây, những con chim với bộ lông sặc sỡ đang hót líu lo. Vừa đi vừa nhảy, cậu bé chạy thẳng đến hiệu bánh mì.

– Vô-lốt-ca! – Cốt gọi bạn vẫn còn đang đứng chơi trên hàng rào – Có muốn ăn kem không? Trèo ra đây, mình sẽ mua đãi cậu.

Xe đạp con trên đường phố

Sáng sớm nay mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe Đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”

Khó và dễ

Sau khi Columbus tìm ra châu Mỹ, mọi người tổ chức một bữa tiệc để chúc mừng ông. Có một quý tộc nọ cho rằng phát hiện ra một châu lục là chuyện dễ dàng, ai cũng có thể làm được, không có gì là ghê gớm cả...

Bông sen trong giếng ngọc

Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Lời hứa của sâu róm

Lời đã nói ra, phải nhớ lấy mặc dù nó chỉ là sâu róm. Lập tức nó bò lên một cây cao, từ thân cây bò ra cành lớn, từ cành lớn bò ra cành nhỏ, từ cành nhỏ bò lên nhánh, từ nhánh bò ra lá.

Kỉ Xương học bắn

Cam Thằng là nhà thiện xạ thời cổ. Phi Vệ học nghề bắn cung của Cam Thằng, sau giỏi hơn cả thầy.

Quà tặng chú hề

Mẹ đưa Trang đi xem xiếc. Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề. Quả bóng kì lạ thật! Nó mỏng manh thế mà kéo chú hề chạy theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi.

Ai ngoan sẽ được thưởng

Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ ùa ra đón Bác. Em nào cũng muốn đến thật gần Bác để nhìn Bác cho rõ. Có em cứ đi giật lùi phía trước Bác để luôn luôn được nhìn thấy Bác.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.