Món quà sinh nhật

Ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 7 của bé Thủy, mẹ bé đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bé bảo con thích đồ chơi nào thì mẹ mua cho, nhưng chỉ được mua một thứ thôi. Đến phố bán đồ chơi, bé Thủy reo lên thích thú. Ôi! bao nhiêu là đồ chơi! Màu sắc hoa cả mắt. Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, cái nào trông cũng thích. Còn búp bê thì mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp: vàng, nâu, đen. Bím tóc lại được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phinh phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy, khi đặt nằm lại biết nhắm mắt ngủ. Bộ váy áo của búp bê thì có khi còn đẹp hơn bộ váy bé Thủy đang mặc!

Đi qua hàng bán đồ chơi, mẹ con bé được người bán mời mua hàng. Bé Thủy chưa biết chọn đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích. Hai mẹ con đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc, lưng còng dựa vào tường nhà. Bà ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn bày trên mặt thúng. Bé Thủy kéo tay mẹ đến. Bà cụ nhìn hai mẹ con bé Thủy, cười hiền hậu:

– Cháu mua búp bê cho bà đi.

Nhìn những con búp bê được khâu bằng những mảnh vải vụn sơ sài, vụng về, mẹ bé Thủy im lặng, thầm nghĩ: “có lẽ bây giờ chẳng trẻ con nào thích loại búp bê này”. Chợt bé Thủy chỉ tay vào con búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, khuôn mặt bằng bông độn, hai mắt được chấm bằng mực không đều nhau:

– Mẹ mua cho con búp bê này.

Mẹ bé Thủy trả tiền mua. Bé Thủy nâng búp bê lên tay ru:

– Bé bé bằng bông…

Hai mẹ con chào bà cụ ra về. Trên đường mẹ bé Thủy hỏi con:

– Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con không mua lại thích búp bê này?

Bé Thủy chúm chím cười:

– Vì con thương bà, bà già bằng bà nội mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui.

Mẹ bé ôm con vào lòng, nghẹn ngào:

– Ôi con tôi!

Một người chính trực

Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi.

Tôi xin chữa bệnh cho ngài

Ô-guyn là một người chỉ thích ăn luôn miệng và ít hoạt động thân thể. Người gã béo ục ịch quá đỗi, có lúc tưởng nghẹt thở.

Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa..

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.

Ai đáng khen nhiều hơn

Một nhà kia, có hai anh em Thỏ ở với mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra là đứa bé ngoan, biết thương mẹ nhiều nhất.

Cái gái và bà cụ Mít

Bà cụ Mít già lụ khụ lưng còng gập xuống, tóc bạc trắng như cước, sống một mình trong cái quán nhỏ dưới gốc đa cổ thụ đầu làng. Hằng ngày cụ nâu nước chè để bán nên trong làng gọi là “quán cụ Mít”.

Phép tính chia

Hương có hai chị em. Hương lên tám, là chị. Còn cậu em tên là Dũng, lên sáu. Bố Hương làm ở một viện khoa học. Còn mẹ Hương là giáo viên mẫu giáo...

Cu Tỏn

Con rạch Cái Gia khá rộng, nước từ sông chảy vào ra cùng hai buổi lớn, ròng. Cứ mỗi năm nghỉ hè, thằng Bách lại về đây chơi suốt một tháng.

Vừ A Dính

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, người dân tộc H’Mông, quê ở Pú Nhung, vùng cao huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn...