Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành để chờ xem tình hình thế nào đã.

Triệu Xuyên vào triều khôn khéo làm cho vua phái tên nịnh thần Đồ Ngạn Cổ lúc nào cũng kè kè bên vua phải đi công cán xa. Sau đó xin tặng vua hơn trăm dũng sĩ để bổ sung vào số quân thị vệ của vua vẫn còn rất ít. Linh Công cả mừng, khen Triệu Xuyên là trung thần. Không ngờ, Xuyên về, đem lính đến, đi thẳng lên đài, bắt Linh Công, kể tội tàn dân hại nước, ăn chơi xa xỉ, tin dùng bọn a dua, xiểm nịnh… rồi giết chết.

Xong việc, Triệu Xuyên đi rước tể tướng Triệu Thuẫn về để giúp lập vua mới là Tấn Thành Công.

Triệu Thuẫn trong bụng không hài lòng cho lắm về hành động của Triệu Xuyên nên một bữa ra thăm sử quán, bảo quan thái sử là Đổng Hồ đưa bản thảo cho xem Đổng Hồ chép về sự việc trên như thế nào. Đổng Hồ đưa trình. Triệu Thuẫn mở ra thấy ghi: “Mùa thu tháng bảy năm Ất Sửu, thừa tướng Triệu Thuẫn giết vua Tấn Linh Công ở vườn đào”.

Thuẫn giật mình bảo:

– Quan thái sử lầm rồi. Ta đã lánh ra ngoại thành cách kinh thành những hai trăm dặm có hay biết gì đến chuyện ở vườn đào đâu! Quan thái sử chép thế, chẳng phải oan cho Thuẫn này lắm ư?

Đổng Hồ thưa:

– Ngài làm tể tướng, trốn chưa khỏi nước đã xảy ra việc ấy. Rồi ngài về, lại không trị tội kẻ giết vua, thử hỏi đầu mối không tự ngài thì còn ai vào đó?

Triệu Thuẫn có ý bắt ép, nói:

– Bây giờ có thể sửa được không?

Đổng Hồ thẳng thắn đáp:

– Thưa ngài, đã là sử thì chuyện có thế nào phải chép như thế ấy. Đầu tôi có thể cắt được, chứ đoạn sử này thì không thể sửa được.

Thuẫn than rằng:

– Thế mới biết cái quyền cầm bút của quan thái sử còn trọng hơn cái quyền làm thừa tướng của ta!

 

Ý nghĩa 

Câu chuyện kể về quan thái sử Đổng Hồ trung nghĩa và ngay thẳng. Trung thành với sự thật, thà chịu rơi đầu chứ quyết không sửa lại đoạn sử đã viết.

Cha sẽ luôn ở bên con

Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất 8,2 độ rích-tơ đã san bằng nhiều làng mạc, thành phố, giết hại hơn 30 000 người trong vòng chưa đầy bốn phút.

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Tôi lại có gia đình

Câu chuyện kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

Thầy giáo dạy vẽ

Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

Búp Măng non

Bé đã bao giờ mhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Bàn tay thơm

Kem ngon quá, vừa ngọt vừa thơm. Gấu con đã ăn hết cả chiếc kem rồi mà vẫn còn liếm láp quanh miệng mình. Trên miệng hết vị ngọt rồi, nhưng ở bàn tay thì vẫn còn...

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...