Giấc mơ của cậu bé Phun-tơn

Elô-be Phun-tơn sinh ngày 14-11-1765, tại Mĩ. Cha mất sớm, nhà nghèo, lên 9 tuổi, Phun-tơn mới được đến trường. Vì giàu trí tưởng tượng, biết kể chuyện lại biết vẽ, cậu bé được bè bạn rất quý mến.

Ở thị tran nơi Phun-tơn sinh sống có một xưởng chế tạo đồ dùng gia đình. Tiếng gõ búa ở xưởng luôn hấp dẫn cậu đến đó. Có lần, dưới sự chỉ bảo của một bác thợ cả, cậu đã tự đóng được một con thuyền gỗ xinh xắn.

Một hôm, Phun-tơn cùng mấy bạn chơi bên bờ sông. Cậu nằm trên bãi cỏ rồi thiếp đi. Khi bị các bạn đánh thức dậy, cậu tiếc rẻ nói:

– Mình đang mơ một giấc mơ thú vị thì các cậu làm mình tỉnh giấc. Tiếc quá!

– Cậu mơ gì vậy?

– Mình mơ thấy một con tàu lớn. Trên tàu có ống khói to tướng đang bốc lên từng đụn khói đen. Hai bên mạn tàu có hai bánh xe nước quay quay. Không có buồm mà con tàu vẫn lướt sóng băng băng.

– Không có buồm mà tàu chạy được sao? — Các bạn kêu lên.

– Mình thấy rõ trong mơ như thế mà.

Từ hôm đó, Phun-tơn bỏ tất cả các cuộc chơi. Cậu thường trèo lên con thuyền nhỏ, nghĩ cách đặt sau thuyền một cái trục xoay tròn, trên có gắn những mái chèo gỗ. Một hôm, cậu vui mừng bảo các bạn:

– Các cậu có muôn mình chở đi câu cá bằng con tàu của mình không?

– Con tàu? – Bọn trẻ ngạc nhiên, song đều theo Phun-tơn ra bờ sông.

Quả thật, chiếc thuyền nhỏ có lắp ở đuôi một chiếc trục quay có gắn các cánh đây nước. Không cần chèo, chỉ cần dùng tay quay một trục gỗ đê truyền chuyên động sang trục quay đó là con tàu từ từ lướt sóng ra xa bở.

– Tuyệt quá! – Lũ trẻ hét toáng lên.

Năm 17 tuổi, Phun-tơn một mình đến Phi-la-đen-phi lập thân. Anh vẽ các bản vẽ cơ khí ở một công xưởng. Buổi tối, anh học một hoạ sĩ nên ít lâu sau đã có thê kiếm thêm tiền bằng nghề vẽ chân dung. Phần lớn số tiền kiếm được anh dùng đê học thêm kiến thức ở các trường đại học. Sau ba năm, anh đã học xong các tiếng Pháp, Đức, I-ta-li-a, có kiến thức toán học, hoá học, vật lí… Sau đó, anh xin thôi việc, sang nước Anh đê học hội hoạ. Nhưng khi sang Anh, Phun-tơn gặp nhà phát minh động cơ hơi nước danh tiếng Giêm Oát. Xúc động trước cống hiến lớn lao của Oát, Phun-tơn quyết định trở lại với giấc mơ thuở nhỏ : đóng một con tàu lớn, cống hiến một phát minh cho loài người.

Để có những kiến thức sâu rộng vế chuyên ngành cơ khí, Phun-tơn đã xin làm việc trên công trường nạo vét sông ở Bớc-minh-ham. Tại đây, anh đã góp những ý kiến có giá trị. Vào ngày khánh thành công trình nạo vét, anh đã nhìn thấy con tàu đầu tiên do Sai-minh-tơn chế tạo chạy bằng động cơ hơi nước, hai bên thân có bánh guồng rất lớn, làn khói đen từ ống khói con tàu bốc lên. Các chủ kinh doanh nhìn con tàu như một quái vật, sợ sóng tàu làm vỡ đê sông, không cho tàu đi lại trên sông. Con tàu nằm chết ở một bãi sông, dầm mưa, dãi nắng. Phát minh bị bỏ phí của Sai-minh-tơn càng thôi bùng ước vọng của Phun-tơn.

Lúc đó trên thế giới chưa có tầu ngầm. Phun-tơn quyết định chế tạo thử tàu ngầm, hi vọng một con tàu chạy ngầm dưới nước sẽ giúp quân đội tấn công bất ngờ đối phương. Năm 1797, anh đã chế tạo xong chiếc tàu ngầm dài 6 mét, đường kính 2 mét. Nhưng hải quân Anh cũng như thống soái Na-pô-lê-ông Đệ nhât của nước Pháp không nhìn ra triển vọng của nó. Phun-tơn đành cay đắng dừng việc nghiên cứu.

Mấy năm sau, nhờ sự giúp đỡ của công tước Li-oan-si-tơn (đại sứ Mĩ ở Pháp, đồng thời là bố vợ anh), Phun-tơn đã đóng xong con tàu lắp động cơ hơi nước 8 mã lực. Ngày 9-1-1803, con tàu được hạ thuỷ, chạy thử trên sông Xen. Nhưng bão tố bất ngờ nổi lên, sấm chớp ầm ầm. Sóng gió dữ dội quật gẫy trục và bánh lái. Con tàu quay cuồng, vỡ tan. Phun-tơn đã vật lộn hơn 20 giờ với sông Xen để vớt lên những máy móc bị nhấn chìm.

Mấy tháng sau, Phun-tơn lại ngoan cường khởi công đóng một con tàu mạnh hơn, tốc độ chạy nhanh hơn. Tháng 3 năm 1805, tàu được hạ thuỷ, đưa vào sử dụng trên sông Xen giữa tiếng reo hò của mọi người.

Ngày 17-8-1807, khi đã trở về Mĩ, Phun-tơn cùng bố vợ cho hạ thuỷ con tàu mang tên Clê-mon, trọng tải 150 tân. Bốn mươi vị khách được mời du ngoạn trên tàu. Con tàu chạy ngược sóng, ngược gió theo một hành trình 240 ki-lô-mét từ thành phố” Niu Y-oóc tới thành phô” An-ba-ni chỉ mâ”t hơn một ngày. So với thuyền buồm chạy xuôi gió, Cỉê-mon lướt nhanh gâ”p đôi. Từ đây Cỉê-mon trở thành phương tiện đảm bảo giao thông giữa Niu Y-oóc với An-ba-ni.

Ai biết ăn dè?

Một hôm, các con vật nhỏ trong rừng tổ chức cuộc thi vui. Thi ăn.

Nhà bác học Ga-li-lê

Khi còn là giáo sư toán ở trường đại học Pi-dơ, một hôm Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên: vật nặng không bao giờ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Có một lần

Tôi chẳng muốn kể chuyện này vì tôi thấy ngượng quá. Nhưng dù sao, tôi cũng xin kể để các bạn nghe. Mọi người đều tưởng là tôi bị đau thật, nhưng có phải là tôi bị sưng bộng răng đâu.

Chiếc đó cá

Trời đã xế chiều, Tiến tha thẩn ra bờ mương chơi. Thấy trong người nóng bức, nó nhảy tùm xuống mương tắm. Đang vùng vẫy, chợt nó thấy lấp ló có chiếc đó của ai be vào mép bờ...

Lợn con sạch lắm rồi

Trong khu rừng nọ có nhiều bạn nhỏ sinh sống: Gấu Con, Thỏ Con, Khỉ Con, Dê Con, Cún Con và Lợn Con...

Bé Mai đã lớn

Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách: bé đi dép của mẹ, bé cài trâm lên mái tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa. Nhưng chẳng có kết quả. Mọi người chỉ nhìn bé, cười chế giễu.

Hai chú gấu tham ăn

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng rậm nọ chưa từng có ai đặt chân đến, có một con gấu mẹ và hai chú gấu con. Gấu mẹ đã già rồi, nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi đi kiếm ăn về nuôi hai con của mình...

Sóc Nâu đi học

Buổi sáng mùa thu hôm ấy, khu rừng nguyên sinh rộn ràng tiếng reo cười của chim muông hoa cỏ và thú rừng… Bởi hôm nay là lễ hội khai trường. Riêng Sóc Nâu đang ở trong một tâm trạng nôn nao khó tả vì đây là lần đầu tiên Sóc Nâu đi học.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.