Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu. Ngọn lửa bùng lên, liếm vào chăn màn, vào chiếc áo bông quấn quanh người Thái. Tai nạn khủng khiếp đó không cướp đi mạng sống của cô bé nhung làm mất một bàn tay cô, làm sém da một bên má và cánh tay. Thái lớn lên với mặc cảm tự ti, dù được gia đình hết lòng thương yêu.

Bàn tay phải không còn, Thái tập viết và làm mọi việc bằng tay trái. Năm Thái học lớp 12, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp ở Bệnh viện Quân y 108 muốn chịu mọi phí tôn làm bàn tay giả cho Thái. Nhưng làm tay giả thì phải cưa mất một phần tay mà bàn tay cũng chỉ “làm cảnh”, không sử dụng được. Thái suy nghĩ và quyết định không làm tay giả.

Năm 1983, học xong lớp 12, Thái đi bán sách, tự kiếm sống. Quầy sách là một góc nhỏ bên vỉa hè. Vì ít vôn, tiền bán sách của Thái chỉ đủ ăn sáng, ăn trưa, còn bữa tốì đã có bô’ mẹ và chị lo.

Để có sức khoẻ và vượt qua mặc cảm, hơn 20 năm nay, Thái đã chọn môn thể thao bơi. Mỗi lần xuống nước, Thái cảm thây dễ chịu, mọi chán nản tan biến. Thái chọn môn bơi ếch để bàn tay xấu không giơ lên mặt nước. Năm 1998, Thái gia nhập Câu lạc bộ người khuyết tật Hà Nội và luyện tập dưới sự kèm cặp của huấn luyện viên Nguyễn Trần Chính.

Thái rất say mê luyện tập. Sáng nào cô cũng dậy từ 5 giờ, chạy 1 tiếng ở sân vận động. Buổi chiều tập bơi 3 tiếng. Thời gian khác tập trong phòng kéo tay, rèn cơ bụng, bật nhảy… Rèn luyện căng thắng như thế nhưng sáng nào, đúng 9 giờ, Thái đã có mặt ở quầy sách.

Công luyện tập của Thái đã được đền đáp. Tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á tổ chức ở Ma-lai-xi-a tháng 10 – 2001, Thái đã mang về cho Tổ quốc 5 Huy chương Vàng. Xuất sắc nhất trong số huy chương này là chiến thắng ở cự li 50 mét ếch với 52 giây 77, vượt kỉ lục thế giới của vận động viên khuyết tật Nhật Bản năm 1996 (54 giây 2).

Vua Lý Thái Tông đi cày

Lý Thái Tông (1000-1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời cũng rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân.

Bé Mai đã lớn

Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách: bé đi dép của mẹ, bé cài trâm lên mái tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa. Nhưng chẳng có kết quả. Mọi người chỉ nhìn bé, cười chế giễu.

Chàng trai chăn trâu Chu Nguyên Chương

Chuyện kể rằng, để kết giao với anh hùng hào kiệt khắp thiên hạ và thu thập lực lượng khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương đã đóng giả thành một chàng trai chăn trâu đến Phúc Kiến. Một hôm, Chu Nguyên Chương lùa đàn trâu đến núi Linh Tú thì gặp...

Món quà tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất...

Mùa xuân và con chim nhỏ

Tết này, cậu bạn Én của tôi tròn 13 tuổi. Sinh nhật Én đúng vào ngày đưa ông Táo lên trời. Tôi muốn tặng Én một món quà nhưng nghĩ hoài mà không biết tặng cái gì.

Đất quý, đất yêu

Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

Bẫy cò

Năm ấy tôi mười hai, còn bé Vin lên bảy. Vào dịp hè, chúng tôi được tự do chạy nhảy. Vin tết tóc thành hai dải, thắt nơ xanh, bám theo tôi như chiếc bóng.

Chú ngã có đau không?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.