Chú chó Bấc

Bấc có một tình yêu cuồng nhiệt đối với ông chủ Giôn của mình. Giôn đã cứu sống nó. Hơn thế nữa, anh còn là một ông chủ lí tưởng. Anh chăm sóc Bấc như thể nó là con anh. Anh không bao giờ quên chào Bấc bằng một cử chỉ thân ái hoặc một lời nói dịu dàng. Anh có thói quen túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào hoặc lắc qua lắc lại cái đầu to tướng của Bấc, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng mắng mỏ mà đối với nó là những lời cưng chiều âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng được Giôn ghì đầu anh vào đầu nó, được nghe những tiếng rủ rỉ của anh bên tai. Theo mỗi cái lắc qua đảo lại, nó tưởng chừng như quả tim mình muốn nhảy ra khỏi lồng ngực vì quá ngây ngất. Khi được buông ra, nó bật đứng thẳng lên, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những ầm thanh, và cứ đứng yên như vậy trong tư thế bất động. Những lúc ấy, Giôn phải kêu lên: “Trời đất! Mày dường như biết nói đấy!”

Vào mùa thu năm đó, một hôm, Giôn và hai người bạn là Han-xơ và Pê-tơ chèo thuyền xuôi theo một dòng sông. Tới khúc sông có thác ghềnh hiểm trở, Han-xơ và Pê-tơ men theo bờ, dùng một sợi dây thừng nhỏ buộc neo thuyền từ gốc cây này sang gốc cây khác, còn Giôn thì đứng trên thuyền vừa chống mái chèo vừa chỉ dẫn cho người trên bờ. Bấc ở trên bờ lo lắng bồn chồn, mắt không rời chủ.

Đến một nơi đặc biệt hiểm trở vì một gò đá ngầm mấp mé mặt nước nhô ra ngoài sông, Giôn chống thuyền tránh ra giữa dòng. Han-xơ tháo dây neo ra khỏi thân cây, chạy dọc theo bờ, tay nắm chặt đầu dây. Vào lúc con thuyền đã vượt qua gờ đá và đang băng băng lao xuống theo một luồng nước chảy xiết, Han-xơ níu dây kìm thuyền lại. Nhưng do bị kìm quá đột ngột, chiếc thuyền lật úp và trôi vào bờ, còn Giôn thì bị văng khỏi thuyền và bị nước cuốn xuôi về phía nguy hiểm nhất của dòng thác.

Ngay lập tức, Bấc lao xuống dòng nước, bơi ra giữa vùng nước xoáy điên cuồng và đuổi kịp Giôn. Khi cảm thấy anh đã nắm được đuôi nó, Bấc nhắm thẳng vào bờ và bơi với tất cả sức lực tuyệt vời của nó. Nhưng sức hút của nước khi đổ xuống dốc thật là khủng khiếp. Giôn biết rằng bơi vào bờ là một điều không thể nào thực hiện nổi. Anh vật lộn quyết liệt để bám vào một tảng đá và hét thật to, át tiếng gầm của luồng nước:

– Bơi vào bờ đi, Bấc! Bơi nhanh đi!

Bấc bị cuốn theo dòng nước và vật lộn một cách tuyệt vọng nhưng không thể quay lại được. Khi nghe tiếng Giôn ra lệnh, nó chồm một phần thân mình lên khỏi mặt nước, cất cao đầu nhìn anh, rồi ngoan ngoãn quay vào bờ. Nó bơi thật mãnh liệt, và được Pê-tơ cùng Han-xơ kéo vào bờ, đúng ngay tại nơi nó không còn có thể bơi tiếp được nữa.

Pê-tơ và Han-xơ biết là thời gian mà một con người có thể bám vào một tảng đá trơn trước sức nước cuốn mạnh chỉ còn tính từng phút, nên dốc hết sức chạy thật nhanh, lấy sợi dây vừa kéo thuyền lúc nãy buộc vào cổ và vai Bấc, rồi tung nó xuống dòng nước. Bấc dũng cảm lao vút ra, nhưng tiếc thay, không ra đúng giữa dòng. Khi nó thấy sai lầm của mình thì vị trí của Giôn đã nằm cách nó ít nhất là sáu nhịp bơi, trong khi nó bị tiếp tục cuốn trôi ngang qua không sao cưỡng lại được.

Han-xơ nhanh chóng kéo sợi dây buộc Bấc, giống như kéo một chiếc thuyền. Do sợi dây kéo căng níu nó giữa dòng nước đang cuộn xuống, nên Bấc bị nhấn chìm và khi được kéo lên, nó đã gần chết đuối. Han-xơ cùng Pê-tơ vội dốc cho nước chảy ra và làm hô hấp nhân tạo. Bấc loạng choạng đứng dậy rồi lại ngã xuống.

Vừa lúc ấy, tiếng kêu của Giôn vẳng đến. Tiếng gọi của chủ tác động đến Bấc như một luồng điện giật. Nó bật dậy và chạy ngược bờ sông lên chỗ Giôn bám vào tảng đá.

Một lần nửa, sợi dây lại được buộc vào cổ của Bấc. Nó được tung xuống nước và lao thẳng ra giữa dòng. Giôn nhìn thấy Bấc lao đến và khi thân hình nó đâm sầm vào anh với toàn bộ sức mạnh của luồng nước, anh vội quàng hai tay ôm chặt lấy cái cổ xồm xoàm của nó. Han-xơ neo sợi dây vào một thân cây. Bấc cùng Giôn bị giúi xuống rồi lại lộn lên, khi thì Bấc nằm trên, khi thì Giôn nằm đè Bấc. Cả hai bị kéo lê dưới đáy sông lởm chỏm đá, thân thể bị va đập vào những tảng đá và những gốc cây gãy. Cuối cùng, cả hai cũng được kéo lên bờ.

Giôn hồi tỉnh, thấy mình đang được đặt nằm vắt ngang một khúc gỗ. Anh lập tức nhìn sang phía Bấc. Khi Bấc được cứu tỉnh lại, Giôn cẩn thận sờ nắn khắp mình nó và tìm thấy ba cái xương sườn bị gãy.

– Thôi, chúng ta cắm trại ngay tại đây. – Anh nói.

Và thế là họ ở lại đấy, chờ cho đến khi xương sườn của Bấc lành lại và có thể lên đường được.

Đôi cánh của ngựa trắng

Ngày xưa khi chưa trở về ở với người, ngựa họp thành đàn ởgần rừng. Trên những bãi cỏ xanh rờn, các chú ngựa non tha hồ chạy nhảy, ngày này qua ngày khác.

Anh hùng Lý Tự Trọng

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Đốt cháy đồng lúa chín

Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao ở Nhật Bản. Chung quanh nhà cụ, ruộng nương bằng phẳng và phì nhiêu. Ruộng nương đó thuộc về cư dân của một làng nhỏ dưới chân núi dọc ven biển.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu.

Bé Xà Bông đi đâu mất rồi?

Khỉ con ngày nào cũng leo trèo nghịch ngợm, hết sờ chỗ này lại mó chỗ kia nên mặt mũi tay chân đều lấm lem hết cả. Một hôm, Khỉ mẹ tặng cho Khỉ con một cục xà bông trong suốt rất đáng yêu. Khỉ con rất thích và gọi đó là Bé xà bông...

Bó hoa đặc biệt

Vào mùa đông lạnh giá, bà nội của Chuột chũi bị ốm, phải nằm nghỉ trên giường. Bà nội nhìn ra bãi cỏ khô héo phía ngoài cửa sổ và nói: “Bà nhớ những bông hoa tươi trên bãi cỏ ngày nào quá!”...

Mùa xuân và con chim nhỏ

Tết này, cậu bạn Én của tôi tròn 13 tuổi. Sinh nhật Én đúng vào ngày đưa ông Táo lên trời. Tôi muốn tặng Én một món quà nhưng nghĩ hoài mà không biết tặng cái gì.

Giản dị

Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.