Xã tắc quý hơn ngôi báu

Một ngày mùa thu năm Canh Thìn (980), bầu trời Hoa Lư trong vắt. Nắng vàng trải mênh mang trên núi rừng. Hoàng cung Hoa Lư trang nghiêm hôm nay được canh phòng nghiêm ngặt hơn. Từng tốp cấm quân cắp giáo dài thay phiên tuần tiễu bên ngoài. Trong hoàng cung, lính cấm vệ gươm tuốt trần chia nhau đứng rải rác đó đây. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn một mình một ngựa phi nước đại nhằm hướng hoàng cung lao tới. Đôi cánh cửa lim nặng nề từ từ rộng mở. Tốp lính canh cổng cắp gươm đứng nghiêm như những pho tượng. Trao cương cho người giám mã, Lê Hoàn băng qua sân rồng bước thẳng vào hoàng cung. Thái hậu Dương Vân Nga đã đợi sẵn.

– Tâu Thái hậu…

Thái hậu nói ngay vào chuyện:

– Tin từ Lạng Châu báo về, vua Tống tập trung binh mã, hẹn ngày tràn vào nước ta. Ta muốn biết kế phòng chống của tướng quân.

Lê Hoàn thong thả đáp:

– Thần được lệnh triệu gấp vào cung, đã thầm đoán vì việc quân quốc hệ trọng. Tình hình quân Tống, thần đã cho do thám theo dõi cẩn thận, thường xuyên báo về. Hiện nay số quân từ mười đạo được lệnh điều về kinh đô, thần đã cho sửa soạn tiến lên Ải Bắc. Còn các cửa ngõ thuỷ bộ quan trọng, thần đã ra lệnh mai phục, chặn giữ. Xin Thái hậu yên tâm.

Dương Thái hậu vẫn băn khoăn:

– Thập đạo tướng quân nhủ ta yên tâm. Nhưng ta yên tâm sao được khi giặc sắp tràn vào biên cương ! Cơ nghiệp của Tiên đế đã vậy, còn non sông Đại Cồ Việt thì sao ? Ta truyền cho Thập đạo tướng quân phải đánh thắng giặc bằng mọi giá.

Thập đạo tướng quân Lê Hoàn vòng tay trước ngực:

– Thần nhận lệnh, chỉ xin Thái hậu một điều.

– Tướng quân cứ nói.

– Tâu Thái hậu, bàn chuyện chống giặc, triều thần ai cũng một lòng. Nhưng quân mạnh, lương nhiều chưa đủ thắng giặc, còn cần có tướng giỏi. Được Tiên đế và Thái hậu giao trọng trách, thần sẽ đáp đền nhưng một mình thần e khó làm tròn lệnh Thái hậu trao.

– Ta cho ngài toàn quyền lựa chọn người tài giỏi trong quân để cùng lo việc chống giặc.

– Tâu Thái hậu, thần xin tiến cử tướng quân Phạm Cự Lạng.

Nghe đến Phạm Cự Lạng, Thái hậu không khỏi ngạc nhiên. Anh ruột của Phạm Cự Lạng là Phạm Hạp vừa dấy binh chống lại Lê Hoàn, mới bị trừng trị. Thái hậu hỏi lại:

– Phạm Cự Lạng ? Vẫn biết ông ta là người có tài, được quân lính mến phục, nhưng tướng quân chưa quên chuyện Phạm Hạp sao ? Nếu không may vì hiềm khích cũ mà xảy ra chuyện giữa hai người thì không chỉ là tai hoạ cho quân dân mà còn liên luỵ đến mẹ con ta nữa đấy.

– Xin Thái hậu đừng lo. Phạm Cự Lạng là tướng giỏi, thuộc dòng dõi công thần. Cha ông ta đã từng theo Ngô Vương, đến ông ta lại theo Tiên đế dựng lên nghiệp lớn. Phạm Hạp làm loạn bị trị tội là chuyện của Phạm Hạp. Không vì thế mà Cự Lạng không hết lòng vì việc nước. Xin Thái hậu hãy xem Cự Lạng như người tâm phúc của mình.

– Được, ta trao cho Phạm Cự Lạng chức Đại tướng cùng ngài lo chống giặc.

Mấy ngày sau, Thái hậu Dương Vân Nga thiết đại triều. Bá quan văn võ tề tựu chia ban tả hữu phủ phục trong hoàng cung chờ lệnh. Nỗi lo chống giặc đè nặng tâm tư mọi người. Tiếng chân đi lại của quân cấm vệ ở ngoài hàng hiên cùng tiếng gươm chạm vào vỏ nghe rõ mồn một. Dương Thái hậu trong sắc phục màu vàng ngồi cạnh chiếc ngai vàng bỏ trống. Nỗi lo chống giặc đã làm cho bà hao gầy đôi phần, nhưng nhan sắc rỡ ràng trên khuôn mặt đẹp không hề giảm sút.

Vừa lúc đó Phạm Cự Lạng bước ra, cất tiếng sang sảng, rành rọt:

– Muôn tâu Thái hậu ! Vì xã tắc, chúng thần nguyện sống mái với quân thù. Nhưng xưa nay, thưởng người có công, phạt kẻ không vâng mệnh, vẫn là phép hành binh. Bây giờ Chúa thượng hãy còn thơ ấu, bọn thần dẫu hết sức liều chết, mong lập được chút công lao thì ai biết cho ? Thiên hạ phải có bậc anh quân đứng đầu. Chi bằng trước hãy tôn ngay Thập đạo tướng quân lên ngôi thiên tử, sau hãy xuất quân.

Đáp lời Phạm Cự Lạng, quân sĩ tung hô “vạn tuế” rung chuyển cả hoàng cung Hoa Lư.

Ai nấy không ngờ năm trước Phạm Hạp bị giết vì chống lại Thập đạo tướng thì nay Phạm Cự Lạng lại tôn Lê Hoàn lên ngôi thiên tử. Điều đại tướng Phạm Cự Lạng nói cũng là mong muốn của quân sĩ. Nhưng điều đó phải do Dương Thái hậu định đoạt. Mọi người đều lo lắng chờ đợi.

Trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thể theo nguyện vọng triều đình, Dương Thái hậu truyền đem long bào trao cho Lê Hoàn. Bà nói:

– Thập đạo tướng quân! Để yên lòng quân sĩ hăng say chống giặc, bảo vệ xã tắc, xin ngài hãy cầm quyền giữ nước.

Mưu chú Sẻ

Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm, nhưng nó nén sợ, lễ phép nói: Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?

Những chiếc áo ấm

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.

Avanti thông minh

Avanti nổi tiếng là một người thông minh, giỏi đối đáp. Một hôm, Avanti mở một xưởng nhuộm, Bayi muốn chơi khăm Avanti, liền đến xưởng nhuộm và nói với ông: Avanti này, nghe nói tay nghề của ông rất giỏi, ông có thể giúp tôi...

Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ

Một buổi sáng, chú chuột nhỏ lên đường đi du lịch. Chuột bà nướng cho cháu rất nhiều bánh để ăn đường và tiễn cháu đến cửa hang. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó, chú chuột trở về.

Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người...

Ngỗng và rùa

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới...

Bé Mai đã lớn

Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách: bé đi dép của mẹ, bé cài trâm lên mái tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa. Nhưng chẳng có kết quả. Mọi người chỉ nhìn bé, cười chế giễu.

Cô con gái út của ông mặt trời

Ông mặt trời có rất nhiều con nhưng chỉ có một cô con gái duy nhất là Út Trăng xinh đẹp, bé bỏng.

Bảo vệ như thế là rất tốt

Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.