Bác Thầu Chín và em bé Việt kiều

Hồi đất nước ta còn sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, có thời kỳ Bác Hồ phải hoạt động cách mạng bí mật ở bên Thái Lan. Bác tổ chức phong trào yêu nước trong đông đảo đồng bào ta do giặc Pháp sang làm ăn bên đó đã lâu đời. Bác lấy tên là Thầu Chín và đi đến đâu cũng được bà con yêu mến, tin tưởng.

Việt kiều ta ở đây thường là những người lao động làm nhiều nghề như: thợ mộc, thợ nề, làm ruộng, buôn bán nhỏ, v.v… Bà con có mở một trường để dạy tiếng Thái và tiếng Việt cho con em. Hàng ngày, công việc xong xuôi, họ họp nhau trong sân trường để nghe đọc báo, đọc sách. Đọc xong, bác Thầu Chín hỏi mọi người đã hiểu chưa, rồi thong thả giảng giải những điều bà con chưa rõ. Trước khi ra về, mọi người hát những bài ca yêu nước.

Thỉnh thoảng bác Thầu Chín lại đi vắng. Vì phải giữ bí mật, Bác luôn cải trang, vai đeo bị như những người buôn hàng rong để lui tới những nơi có đông Việt kiều sinh sống. Tuy nhiên, Bác vẫn không thoát khỏi con mắt rình mò của bọn mật thám.

Một hôm, trên đường đi công tác, nghe tin có bọn mật thám giăng lưới đón bắt các ngả, Bác phải ghé tạm vào nhà một Việt kiều. Người lớn đi vắng hết, trong nhà chỉ có một em bé lên chín tuổi. Bác vừa vào nhà được một lát thì bọn mật thám đã kéo đến vây xóm ấy để lục soát từng nhà. Em bé lẳng lặng lấy ngay một cái nón cũ và một cuộn thừng trâu đưa cho bác và nói to lên, giọng trách móc:

– Đã trưa rồi mà chú không đi tìm trâu, mẹ cháu mắng chết!

Bác liền đội nón, cầm cuộn thừng, khóc thêm chiếc áo tơi, thản nhiên bước ra khỏi nhà, ngày trước mắt bọn mật thám. Thế là Bác đi thoát.

Mấy bữa sau, có người biết chuyện liền hỏi em bé:

– Em có biết người ấy không?

Em trả lời:

– Không, em không biết, nhưng người ấy giống một chú thỉnh thoảng đến nhà em và dạy em hát.

– Tại sao em lại bảo chú ấy đi tìm trâu?

– Em không biết tại sao. Nhưng em sợ nếu chú ấy ở trong bếp sẽ bị mật thám bắt mất!

Câu chuyện nhỏ này chứng tỏ Bác Hồ luôn luôn lo lắng cho nhân dân nên được nhân dân kính yêu và hết lòng bảo vệ, kể cả một em bé chín, mười tuổi sống xa quê hương đất nước.

Đàn cá heo và bản nhạc

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Cặp sừng và đôi chân

Mỗi ngày, Hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Cây đèn bị đổ

Jean Baptiste Jolly sinh ra trong một gia đình nghèo ở thủ đô Paris (Pháp). Ngay từ khi mới 13 tuổi, cậu bé Jolly đã phải tìm việc làm để phụ giúp cha mẹ. Vì tuổi còn nhỏ nên không ai muốn thuê cậu bé làm cả...

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Bác sĩ Gõ Kiến

Bác sĩ Gõ Kiến là bạn của núi rừng. Bác sĩ đi đến đâu cũng râm ran tiếng chào hỏi.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.

Đồ chơi của bạn Thăng

Chú Thuận đi làm về không thấy con trai chạy ra đón. Vào nhà, chú ngạc nhiên thấy con ôm gốì nằm trên giường, đôi mắt đỏ hoe