Chuyện gấu ăn trăng

Ngày xưa, chú Cuội chưa lên sống trên cung trăng mà vẫn ở mặt đất này cùng với chúng ta. Cuội cũng có bố, có mẹ như chúng ta vậy.

Một hôm, để thưởng Cuội đã chăm chỉ chăn trâu cắt cỏ, mẹ Cuội mua cho chú một cái bánh đa thật to, tròn vành vạnh, vừa dày lại vừa đặc kín những vừng là vừng. Cuội hí hửng ôm tấm bánh đa trong lòng, vừa đi vừa hát líu lo.

Đến cửa rừng, bỗng nhiên một con gấu đen to béo hiện ra. Nó quát:

– Muốn sông, nộp ngay cái bánh cho ta! Ta đang đói bụng đây!

Cuội ôm bánh, quay đầu chạy lui về phía cánh đồng. Hai bàn tay Cuội nắm chặt hai bên tấm bánh giơ lên cao. Gâu hồng hộc đuổi. Gần tới nơi, thì may sao một luồng gió thổi mạnh vào tấm bánh, đưa Cuội lên cao như một cánh diều.

Gió thổi Cuội lên trời, cao mãi, vượt qua đỉnh núi, vượt mấy tầng mây. Gần tới mặt trăng, cây đa trên đó thả một chùm rễ xuống để Cuội bám lấy mà leo lên.

Từ đó chú Cuội sống trên mặt trăng, và thường ngồi bên gốc đa.

Ở dưới đất, Gấu ,ta nhìn thấy trăng, bèn nghĩ đó là cái bánh đa lớn mà Cuội đã đem đi ngày ấy. Gấu nuốt nước dãi. Thèm lắm.

Một đêm, Gấu rắp tâm leo lên trời để ăn cái bánh đa – trăng cho bằng được. Nó trèo lên đỉnh núi cao, nhảy phốc lên một đám mây đen, theo chiều gió nhằm phía mặt trăng bay tới.

Khi bóng Gấu và đám mây đen bắt đầu phủ mờ trăng, bỗng nhiên làng xóm khắp mặt đất nổi lên tiếng đập thúng đập mẹt như là đổ thóc đổ gạo ra để xay, để giã vậy. Gấu tham ăn nghĩ bụng:

“Chà, mình trở lại dưới đó, chắc là kiếm được bữa no!”

Nó buông mình khỏi đám mây đen, rơi vút xuốhg như một hòn đá tảng. Thân nó giáng trúng một gốc cây, gãy xương, đau ê ẩm. May mà nó có mật Gấu là vị thuốc hay, nên nhờ đó mà qua khỏi. Nhưng từ đó Gấu không dám tính đến chuyện ăn trăng nữa.

Còn mặt trăng thì cứ đêm rằm là tròn vành vạnh và sáng ngời ngời. Các bạn nhìn kĩ mà xem, chú Cuội vẫn ngồi chơi bên gốc cây đa trên ấy. Nom chú có vẻ buồn buồn. Chắc là chú đã ăn hết bánh đa, và đang nhớ cha, nhớ mẹ…

 

Ý nghĩa

Qua câu chuyện tưởng tượng khá thú vị về chú Cuội bay lên mặt trăng và con Gấu leo lên trời để ăn cái bánh đa – trăng, tác giả muôn giải thích một cách hóm hỉnh hiện tượng nguyệt thực (trái đất che khuất mặt trăng) mà dân gian gọi là “gấu ăn trăng”.

Trần Quốc Toản ra quân

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già: Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Tên cướp thật - Tên cướp giả

Vào thời Tấn, có một vị quan huyện tên là Phù Dung, tư chất thông minh, tài trí hơn người khiến ai cũng trầm trồ, thán phục. Một buổi chiều nọ, có một bà lão đang trên đường về nhà thì gặp một tên cướp...

Đi tìm bạn

Thỏ Xám và Nhím Xù là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Những buổi sáng mùa hè, hai bạn rủ nhau là bờ suối hái hoa, đào củ. Những buổi tối mùa thu hai bạn kéo nhau ra bãi cỏ nô đùa dưới ánh trăng.

Người đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương gốc Bỉ

Đó là ông Phrăng Đơ Bô-en, tên Việt là Phan Lăng. Quê hương ông ở Vương quốc Bỉ.

Bông sen trong giếng ngọc

Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Dâu tây nhỏ

Một quả dâu tây nhỏ mặc chiếc váy màu đỏ tươi, đội một cái mũ xanh đang chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ. Dế mèn nhìn thấy Dâu tây liền nói “Dâu tây mới xinh đẹp làm sao, tôi hát một bài cho bạn nghe nhé"...

Cậu bé và ông già cho thuê sách

Một buổi trưa… vào giờ tan tầm, bác thợ sửa xe đạp đầu phố thấy một cậu bé đạp xe đi tới đi lui mấy lần.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.