Chim sâu xử án

Chim Sẻ kiện Chim Khuyên!

Cái tin ấy bay đi như gió. Khắp vườn cây nhớn nhác cả lên.

Lá đơn của Sẻ được đưa cho Chim Sâu, lời lẽ như sau:

“… Tên tôi là Sẻ. Nhà tôi ở chốn cành si. Tôi đã đẻ con tôi ở đấy. Thế mà nhà Chim Khuyên lại bảo đấy là tổ của ả. Vì vậy, tôi làm đơn này để bầy đàn, vườn chim xem xét cho tôi. Được như vậy, vợ chồng tôi đội ơn nhiều lắm…”.

Đọc xong tờ đơn, Chim Sâu cho mời Chim Khuyên lại để hỏi. Chim Khuyên chồng nói:

- Cái tổ ấy vợ chồng tôi đang làm dở dang. Vì phải đi kiếm bông, tơ về lót ổ cho vợ tôi đẻ trứng, chúng tôi đi hết ba bốn ngày mới kiếm được. Lúc trở về thì thấy nhà Sẻ đã ở trong rồi. Chúng tôi xin lại tổ, nhà Sẻ đã không chịu trả, lại còn dọa đánh và đưa đơn kiện chúng tôi. Đầu đuôi là như vậy.

Nghe xong chuyện, Chim Sâu phát lệnh mời họp cả vườn chim lại và nói:

- Thưa các bậc cao tuổi và các bạn! Cứ theo đôi bên thì Sẻ bảo Sẻ đúng, Khuyên bảo Khuyên oan. Vậy tôi xin có đề nghị này: Ngay tại đây, trên cành si kia, anh chị Sẻ và anh chị Khuyên hãy dựng một cái khung tổ. Hễ ai dựng giống như chiếc tổ đang tranh chấp thì cái tổ đang tranh chấp là của mình.

Cả vườn chim đồng ý.

Vợ chồng Khuyên khéo léo lách mình vào vòm cây, dùng mỏ, dùng chân kết một vòng khung tổ. Chồng bắt lá, vợ tết dây cho đan vào nhau. Chỉ một lúc, cái khung tổ tròn tròn đã hiện hình. Ngược lại, vợ chồng Sẻ cứ loay hoay mãi không xong. Mỏ Sẻ sắc như kéo, cứ bập vào lá là lá rách. Vả lại, Sẻ có làm tổ bao giờ đâu! Từ xưa, Sẻ chỉ đi ở nhờ, sẵn đâu có nơi nào trú chân là xông vào đấy. Gặp phải loài chim to, Sẻ bị đuổi đi, Gặp loài yếu ớt, hiền lành thì Sẻ cướp lấy tôt làm nơi ở của mình.

Khi chim Khuyên làm xong khung tổ, Chim Sâu cất tiếng:

- Thưa các bậc cao tuổi và các bạn! Cuộc thử thách để tìm ra lẽ phải đã xong. Những ai vốn quen đi ở nhờ, ở sẵn thường không biết làm tổ. Chim Sẻ đã không làm được các công việc để chứng tỏ chiếc tổ ấm cúng kia là của Sẻ. Tôi tuyên bố bác bỏ tờ đơn của Sẻ và Sẻ phải trả lại tổ cho Khuyên!

Cả vườn chim vang lên tiếng hót đồng ý đồng lòng.

Vợ chồng chim Khuyên sung sướng cảm ơn Chim Sâu và cả vườn chim.

Còn vợ chồng Sẻ xấu hổ đã kéo nhau bay đi từ lúc nào không ai biết.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Ai có lỗi?

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: "Mình không cố ý đâu!"

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?

Mèo con và quyển sách

Mèo con ngồi bên một hốc cây, trên tay chú là quyển sách tậo tô rất mới, rất đẹp. Mèo con ngắm nghía một lúc rồi “soạt! soạt!”, chú ta xé quyển sách.

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Một cách đếm thông minh

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả...

Nhà bác học không ngừng học

Đác – uyn là nhà bác học nổi tiếng trên thế giới. Ông còn rất ham học. Vào một đêm giá lạnh, mọi người đã say ngủ. Con ông chợt thức giấc và thấy phòng cha vẫn còn sáng ánh đèn.

Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.