Trần Quốc Toản ra quân

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già:

– Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…

Bà mẹ nói:

– Con đi vì nước nên mẹ chẳng giữ. Mẹ chỉ có một mình con. Mẹ mong con chóng thắng giặc trở về, để mẹ con ta sớm được sum họp.

Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân. Trời vừa rạng sáng. Mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu. Quốc Toản ngồi trên con ngựa trắng phau. Theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ, nón nhọn, giáo dài. Đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình.

Đoàn quân đã đi xa. Bà con ra tiễn vẫn còn trông thấy lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng lên trong gió.

Cậu bé Will và chiếc gậy

Will là một cậu bé da đen nhút nhát. Cậu bé đã 7 tuổi rồi mà rất ít khi dám ra ngoài một mình.

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...

Bài tập làm văn

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?’’

Lời bác giữ kho

Thường ngày, Dạ Dày là một bác giữ kho làm việc giỏi. Kho của bác không bao giờ giữ lại lâu một thứ gì. Bác thường dặn cậu Mồm: Bất cứ làm việc gì cũng phải có kế hoạch. Ăn cũng thế, phải điều độ.

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Chiếc bàn kỳ diệu

Trong một khu rừng nọ, có rất nhiều loài động vật và thực vật đáng yêu cùng nhau sinh sống. Một hôm, trời vừa tạnh mưa, Thỏ trắng liền tung tăng chạy vào rừng để hái hoa. A, nó phát hiện một cây nấm rất to mọc dưới gốc cây dương cổ thụ...

Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Thi nhạc

Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.

Bác rất thương loài vật

Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, thường đùa giỡn, không trêu chọc nhau bao giờ.