Ai ngoan sẽ được thưởng

Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ ùa ra đón Bác. Em nào cũng muốn đến thật gần Bác để nhìn Bác cho rõ. Có em cứ đi giật lùi phía trước Bác để luôn luôn được nhìn thấy Bác.

Những em nhỏ nhất cũng cố chen vào để được gần Bác hơn. Nhiều em đi bên ngoài, tuy đã nhìn thấy Bác những vẫn cứ kiễng kiễng chân lên để nhìn cho rõ thêm tí nữa.

Bác dắt tay hai em nhỏ đi giữa đám trẻ. Mắt Bác như sáng hơn, vẻ mặt Bác như hồng hào hơn. Bác cùng các em vào phòng họp rồi đi xem phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, chỗ tắm rửa,… Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em nhỏ.

Bác hỏi:

– Các cháu chơi có vui không?

Những tiếng trả lời non nớt đầy tình thân mến vang lên:

– Thưa Bác, vui lắm ạ!

Bác lại hỏi:

– Các cháu ăn có no không?

– No ạ!

– Các cô có mắng phạt các cháu không?

– Không ạ!

Bác khen:

– Thế thì tốt lắm! Bây giờ, Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không?

Các cháu đồng thanh trả lời:

– Có ạ! Có ạ!

Một em bé giơ tay xin nói:

– Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ăn ạ!

Bác hỏi:

– Các cháu có đồng ý không?

– Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!

Các cháu đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo đi chia khắp lượt, tự tay đưa kẹo cho mỗi em. Đến lượt bạn Tộ, khi Bác đưa kẹo thì Tộ không đưa tay ra nhận. Tộ khẽ nói với Bác:

– Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu không ngoan, không được ăn kẹo của Bác ạ!

Một nụ cười trìu mến nở trên môi Bác Hồ. Bác xoa đầu đứa cháu nhỏ dũng cảm.

Bác khen:

– Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm đấy! Cháu vẫn được phần kẹo như các cháu khác.

Tộ mừng rơn, vui vẻ cầm lấy kẹo của Bác cho.

Chuyện cổ tích buồn

Sáng nào dậy sớm, Ly cũng nhìn thấy bà. Bà đang lúi húi nhặt những bông hoa sứ rụng ngay trước cổng nhà. Lưng bà còng, tóc bà bạc trắng. Hình như bà đã đến nhặt hoa ở đây từ lâu lắm, vì cây hoa sứ này còn nhiều tuổi hơn Ly gấp mấy lần.

Bác Thầu Chín và em bé Việt kiều

Hồi đất nước ta còn sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, có thời kỳ Bác Hồ phải hoạt động cách mạng bí mật ở bên Thái Lan. Bác tổ chức phong trào yêu nước trong đông đảo đồng bào ta do giặc Pháp sang làm ăn bên đó đã lâu đời.

Lựa lời mà nói

Một ngày kia, một ông lão loan truyền tin đồn rằng người hàng xóm của ông là một tên trộm. Kết quả là  chàng trai trẻ hàng xóm bị cảnh sát bắt...

Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.

Bác mái mơ và đàn con

Bác Mái Mơ dẫn đàn con ra vườn kiếm ăn. Được ra vườn, đàn gà con túa ra khắp các bụi chuối, các khóm dong riềng, các gốc cây...

Hội thề Đông Quan

Năm 1427, sau hàng loạt chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn tiến về thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay). Tướng giặc Vương Thông đóng chặt cửa thành chờ cứu viện.

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.