Chuyện cổ tích buồn

Sáng nào dậy sớm, Ly cũng nhìn thấy bà. Bà đang lúi húi nhặt những bông hoa sứ rụng ngay trước cổng nhà. Lưng bà còng, tóc bà bạc trắng. Hình như bà đã đến nhặt hoa ở đây từ lâu lắm, vì cây hoa sứ này còn nhiều tuổi hơn Ly gấp mấy lần.

Một sớm mai thức dậy, lần đầu tiên cô bé chạy ra làm quen với bà cụ:

- Bà ơi, bag nhặt hoa rụng làm gì hả bà?

- Bà bán cho người ta làm thuốc chữa bệnh, cháu ạ.

Thì ra thế. Chắc bà sẽ có tiền để mua quà cho cháu bà.

Cô bé lại hỏi:

- Cháu của bà có lớn bằng cháu không?

Bà cụ ngẩng lên nhìn Ly. Bà mỉm cười, nhưng mắt bà rưng rưng:

- Bà chỉ có một mình... Một mình bà làm bạn với những bông hoa này thôi.

Ly tròn mắt, im lặng. Còn ít tuổi, nhưng cô bé hiểu hết. Một lát sau, cô hỏi khẽ:

- Nhà bà ở đâu?

- Bà ở bên kia núi.

Cô bé nhìn lên ngọn núi sừng sững ngay trước mặt. Núi có tên là núi Lớn. Xa quá, xa quá - cô bé nghĩ.

Khi hai bà cháu đã trở nên thân thiết với nhau, sáng nào Ly cũng dậy sớm. Cô bé thích thú nhìn con đường qua trước cổng nhà còn vắng hoe. Cô lấy chổi chạy ù ra, vun gọn những bông hoa rụng hồi đêm còn nguyên mùi thơm dịu. Vừa làm, cô vừa hát: Một bông hoa rơi, hai bông hoa rơi... Đến mười bông hoa rơi thì bà cụ cũng vừa tới. Lần nào cũng vậy, cứ y hệt như trong một câu chuyện cổ tích.

Bà cụ chỉ việc hốt hoa vào bao. Đôi khi xong việc, bà lại dúi vào tay Ly một món quà bất ngờ mà bà đã thủ sẵn trong cái túi vải mang theo người. Một trái vú sữa căng mọng, vài trái cóc chín vàng... Đó là những món quà tuyệt vời nhất trong những năm tháng tuổi thơ của cô bé.

Nhưng có một lần, chuyện cổ tích đã không xảy ra.

Hát đến mười bông hoa rơi, cô bé ngừng quét, ngước đôi mắt trong veo lên nhìn trời. Bầu trời mùa mưa, nặng trĩu những đám mây xám. Những bông hoa rụng từ đêm ướt sũng nước mưa.

Sáng hôm sau, bà cụ vẫn không tới. Và sáng hôm sau nữa...

Mỗi sáng cô bé không còn cầm chổi tung tăng chạy ra cổng. Nhưng cô không bỏ được thói quen dậy sớm, nhìn ra đường. Con đường hun hút vắng. Hoa sứ vẫn rụng. Mây xám vẫn bay lang thang. Và cô bé...

Không ai biết rằng cô bé vẫn đợi.

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Đồ chơi của bạn Thăng

Chú Thuận đi làm về không thấy con trai chạy ra đón. Vào nhà, chú ngạc nhiên thấy con ôm gốì nằm trên giường, đôi mắt đỏ hoe

Cây phượng già

Tối thứ bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lủ trẻ xóm Đông lại tụ tập ở gốc phượng già đầu xóm để nô đùa. Hơn bảy giờ, cả hội đã đủ mặt, chỉ thiếu Hùng.

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Học như cuốc kêu mùa hè

Ngày xưa, Chích Chòe và Cuốc cùng học một lớp. Chích chòe tuy nhỏ nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nên được cô giáo yêu, các bạn mến, bố mẹ thương.

Cả nhà đều làm việc

Cả nhà ai cũng làm việc. Này nhé, anh Trâu to lớn theo bố đi cày. Chị Đòn Gánh dẻo dai thì giúp mẹ gánh mạ ra đồng. Đến ông MặtTrời cũng làm việc. 

Đôi cánh của ngựa trắng

Ngày xưa khi chưa trở về ở với người, ngựa họp thành đàn ởgần rừng. Trên những bãi cỏ xanh rờn, các chú ngựa non tha hồ chạy nhảy, ngày này qua ngày khác.

Giáo sư Lương Định Của - Nhà bác học của đồng ruộng

Tốt nghiệp bác sĩ nông học [1] tại Nhật Bản, bác Lương Định Của được bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học Ki-ô-đô (ở Nhật) với tiện nghi của một cuộc sống đầy đủ thỏa mãn.

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.