Bí quyết của Balzac

Balzac là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp sống ở thế kỉ XIX. Những tác phẩm của ông khắc họa một cách chân thực cuộc sống của từ tầng lớp vương công quý tộc đến những người dân thường nghèo khổ, từ đó nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc. Sở dĩ Balzac có thể thành công như vậy là nhờ những tác phẩm của ông có thể đi vào cuộc sống của tất cả mọi người và chạm đến tâm hồn của họ.

Một đêm nọ, Balzac đang đi tản bộ và suy ngẫm trên các con phố của khu Palestine thuộc thủ đô Paris. Khoảng 11 giờ, nhà hát duy nhất ở khu Palestine đã kết thúc buổi diễn và các khán giả bắt đầu đổ ra đường. Trong số những người đi xem kịch có một cặp vợ chồng trẻ, hình như họ là công nhân, dẫn theo hai đứa con nhỏ đi ngang qua chỗ Balzac. Balzac đi ngay sau cặp vợ chồng trẻ đó và nghe họ nói chuyện.

Người chồng nói:

- Công xưởng đóng cửa rồi, từ ngày mai, hai vợ chồng mình lại bị thất nghiệp rồi.

Vừa nhắc đến tiền, người vợ liền thở dài và nói:

- Hôm qua, giá khoai tây lại tăng, tiền mua chịu bánh mì cũng chưa trả, than cũng sắp dùng hết rồi…

Balzac cứ đi theo họ trong đêm giá lạnh như thế, lắng nghe hai người nói chuyện với nhau một cách chăm chú và ghi nhớ vào bộ não của mình. Cho đến khi gia đình họ vào nhà thì Balzac mới quay về. Các bạn nhỏ đã hiểu vì sao Balzac trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất mọi thời đại rồi chứ?

 

Trò chuyện cùng bé

Tại sao Balzac lại có thể cho ra đời nhiều cuốn tiểu thuyết hay đến vậy nhỉ? Đó là vì những nhân vật trong tiểu thuyết của ông mang lại cho người đọc một cảm giác thân quen, chân thực. Sau khi đọc xong câu chuyện này, các bé đã biết được bí quyết thành công của Balzac là gì chưa? Đó là ông luôn lắng nghe và thông cảm với nỗi khổ của những người sống quanh mình.

Ai có lỗi?

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: "Mình không cố ý đâu!"

Quân pháp Lam Sơn

Đầu mùa xuân năm Ất Tị (1425), nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đã lần lượt giải phóng hết các huyện của Nghệ An. Khi tiến đến đất Thanh Chương ngày nay, nghĩa quân được nhân dân trong vùng nô nức đem rượu thịt ra đón mừng.

Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu.

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội.

Tôi lại có gia đình

Câu chuyện kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

Đồ dùng để ở đâu?

Minh nhìn lên đồng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm quần áo để mặc. Nhưng chú bé không thấy quần dài, không thấy áo, không thấy dép đâu cả.

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Chiếc áo len

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm.

Giọng quê hương

Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên.