Que diêm tự cháy

Chúng ta đã biết người nguyên thủy từng đập đá lấy lửa, từng truyền giữ lửa như báu vật. Và thực tế “thần lửa” luôn luôn được mọi người tôn thờ. Đến xã hội văn minh, người ta không phải đập đá lấy lửa theo kiểu thô sơ nữa mà chế tạo ra diêm và các loại bật lửa. Nhưng cách đây hai thế kỉ, diêm không giống như ngày nay. Có loại phải châm vào than hồng mới có lửa ngọn. Có loại phải nhúng vào a-xít mạnh, lại có loại phải lấy kìm kẹp nát mới ra lửa. Phiền phức thế nên lúc đi xa, người ta thường ngại mang theo.

Người đầu tiên chế ra que diêm tự cháy là một sinh viên sạy mê môn Hoá học tên là Xô-ri-a. Anh có ba người bạn thân, mỗi người một nết. Xô-ri-a mê làm thí nghiệm hoá học, Ghi-rê-vi thích đọc truyện, Ghi-rin-sơ khó tính mà tốt bụng, Cam-mê-ra chăm học và cũng mê môn Hoá học.

Một buổi đi cắm trại trong rừng, họ đem theo thức ăn sống, định sẽ nấu cho nóng sốt. Nhưng họ quên mang diêm, thế là dành phải nhịn đói trở về. Một kì trại khác cũng bị bỏ dở, vì thiếu diêm. Bốn người rất bực. Ghi-rin-sơ bèn bảo hai bạn say mê hoá học:

– Các cậu đọc bao nhiêu, sách, làm cơ man là thí nghiệm, vậy mà chẳng chế ra được lửa thì đọc sách, làm thí nghiệm để làm gì?

Xô-ri-a mỉm cười:

– Chế ra lửa thì khó gì! Chỉ cần cậu kiếm cho mình một căn phòng yên tĩnh.

Ghi-rin-sơ mừng rờ nói:

– Chế được ra lửa mới cần! Chứ một căn phòng, để mình bảo bà cô mình giúp cho.

Từ ngày bà cô của Ghi-rin-sơ cho mượn một căn phòng nhỏ trên gác, Xô-ri-a ngày đêm miệt mài với mấy quyên sách và mấy lọ hoá chất. Anh vùi đầu nghiên cứu trong yên lặng.

Một hôm, Xô-ri-a chợt nhớ ra có lần thầy giáo đã làm thí nghiệm một vài thứ thuốc nổ do ông tự chế lấy. Thứ thuốc này hễ cứ đập lên trên là nổ, toé lửa ra. Xô-ri-a nghĩ: Đã toé lửa ra thì có thể dốt cháy một chất dễ bắt lửa. Hồi đó, Xô-ri-a đã biết phốt pho là chát dễ bắt lửa. Mày mò mãi, anh mới chế dược phốt pho. Thế rồi một hôm trong phòng anh bỗng có tiếng nổ. Mọi người vội chạy vào thì thây phòng đầy khói. Xô-ri-a từ màn khói dày đặc ấy bước ra hớn hở nói với Ghi-rin-sơ:

– Tớ đã tìm ra diêm tự cháy được rồi đấy.

Ghi-rin-sơ mừng lắm, ôm vai bạn mà lắc:

– Thế thì tốt quá! Nhưng “xin nhà phát minh” đừng có gây tiếng nổ khỏi làm phiền người khác đấy nhé!

Xô-ri-a gật đầu, điềm tĩnh nói:

– Nhưng mà từ tìm ra đến làm ra, còn cả một khoảng cách khá xa đấy!

Sau đó, Xô-ri-a lại vùi đầu vào làm thí nghiệm. Anh lấy phôi pho bôi một vệt dài trên tường. Tiếp đó anh lấy que gỗ khô, đầu tâm diêm sinh, nhúng vào dung dịch ka-li clo-rát, rồi quẹt mạnh lên vệt phôt pho trên tường. Đầu que diêm bùng cháy. “Nhà phát minh” sung sướng quá giơ que diêm lên, mải mê ngắm nhìn đên nỗi đánh rơi cả lọ thuốc vào cối thuốc nổ để trên sàn nhà. Thế là một tiêng “sét” nổ vang. Khi mọi người kịp đến thì căn phòng đã tan hoang. Mùi hoá chát nồng nặc đến ngạt thở. Các cửa kính vỡ vụn. Xô-ri-a bị thương, hai bàn tay máu đỏ lòm, quần áo thì rách tươm như bị ai xé nát.

Ghi-rin-sơ vội gọi bác sì đến cấp cứu. Lúc bác sĩ băng bó cho Xô-ri-a, Ghi-rin-sơ ái ngại hỏi bạn:

– Thôi, sau lần này chắc anh thôi chứ? Coi như thành công rồi mà!

Xô-ri-a chìa hai bàn tay trắng lốp bông băng của mình rồi bảo bạn:

– Thôi là thế nào? Đó mới là biết cách làm, đâu đã coi là thành công được. Khỏi tay, tôi lại tiếp tục thí nghiệm. Làm ra được que diêm tự cháy mới thôi.

Ít lâu sau, Xô-ri-a đến gặp giáo sư nói về “phát minh” của mình. Giáo sư chưa tin. Anh làm lại thí nghiệm cho giáo sư xem. Nhìn que diêm tự cháy trên bàn tay “nhà phát minh”, giáo sư cảm động ôm lây Xô-ri-a, ngợi khen:

– Anh thật là một người học trò giỏi, dũng cảm.

 

Ý nghĩa

Truyện đề cao, ca ngợi những người làm công việc nghiên cứu, thí nghiệm khoa học chân chính. Dù chỉ là một que diêm bình thường, con đường tìm ra nó cũng đòi hỏi biết bao công sức, trí tuệ và lòng dũng cảm.

Chuyện cổ tích buồn

Sáng nào dậy sớm, Ly cũng nhìn thấy bà. Bà đang lúi húi nhặt những bông hoa sứ rụng ngay trước cổng nhà. Lưng bà còng, tóc bà bạc trắng. Hình như bà đã đến nhặt hoa ở đây từ lâu lắm, vì cây hoa sứ này còn nhiều tuổi hơn Ly gấp mấy lần.

Đất quý, đất yêu

Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

Ba cô gái

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn...

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...

Bác sĩ chim

Những con chim nhỏ quyết định mở một bệnh viện chữa bệnh từ thiện cho các con vật. Các bác sĩ chim mặc áo đồng phục trắng và chờ bệnh nhân đến. Cô Chim Chào Mào được giao nhiệm vụ tiếp bệnh nhân.

Bài học đầu tiên của Gấu con

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn...

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu.

Đồ dùng để ở đâu?

Minh nhìn lên đồng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm quần áo để mặc. Nhưng chú bé không thấy quần dài, không thấy áo, không thấy dép đâu cả.

Ong và Rùa

Buổi sáng, ông Mặt Trời như chiếc mâm lửa từ từ nhô lên ở phía đằng đông.