Quả táo của ai?

Trời về cuối thu. Từ lâu cây đã rụng lá. Cây táo giữa rừng chỉ còn mỗi một quả.

Vào một buổi sang, chú Thỏ chạy chơi, chợt trông thấy quả táo treo lơ lửng trên cành.

Nhưng làm sai hái được? Táo ở tít trên cành cao, Thỏ nhảy mãi không tới được.

Vừa lúc ấy, một chú Quạ đang đậu trên cây thông gần đấy kêu lên mấy tiếng: “Quạ… quạ… quạ…”.

Thỏ nhìn lên, gọi Quạ:

– Anh Quạ ơi! Hái hộ tôi quả táo!

Quạ rời cành thông, bay sang cây táo và vặt quả. Nhưng mỏ Quạ không giữ nổi quả táo. Quả táo rơi xuống trúng vào Nhím đang ngủ dưới gốc cây và cắm ngay vào lông Nhím.

Nhím ù té chạy.

Thỏ vội kêu lên:

– Anh Nhím! Đứng lại! Đứng lại! Anh mang táo của tôi đi đâu thế?

Nhím dừng lại, cãi:

– Táo của tôi chứ! Quả táo rụng, tôi bắt được kia mà.

Liền lúc đó, Quạ cũng bay đến bảo:

– Cãi nhau làm gì? Quả táo của tôi. Chính tôi hái kia mà!

Cả ba không chịu nhường nhịn, cứ tranh nhau xem quả táo quả táo của ai.

Vừa lúc đó, Gấu đi tới. Giọng bác ồm ồm:

– Có chuyện gì mà làm ầm ĩ lên thế?

Cả ba cùng tranh nhau kể đầu đuôi câu chuyện và nhờ bác Gấu phân xử hộ.

Bác Gấu suy nghĩ một lát, rồi hỏi:

– Ai trông thấy táo?

– Cháu, cháu thấy! – Thỏ nhanh nhảu đáp.

– Ai hái táo?

– Cháu, cháu hái ạ! – Quạ vội kêu lên.

– Được rồi? Thế ai bắt được táo?

– Cháu, chính cháu bắt được! – Nhím nói.

Bác Gấu gật gật đầu, phân xử:

– Cả ba đều đúng. Cả ba đều có công. Vậy thì cháu nào cũng được ăn táo.

– Nhưng chỉ có một quả thôi kia mà, vậy ai ăn, ai đừng? – Nhím, Thỏ, Quạ đều nói.

– Có gì khó đâu! – Bác Gấu nói – Bổ quả táo ra làm nhiều phần bằng nhau, mỗi cháu lấy một phần.

Tất cả đều thốt lên:

– A, ra thế! Vậy mà trước đây bọn cháu không nghĩ ra được!

Nhím nhanh nhẩu đem quả táo bổ ra làm tư.

Nhím đưa một miếng cho Thỏ:

– Này, phần cậu. Cậu trông thấy táo trước tiên.

Miếng thứ hai, Nhím đưa cho Quạ:

– Đây, phần cậu. Công cậu hái táo.

Miếng thứ ba, Nhím giữ cho mình:

– Phần này của Nhím, vì Nhím nhặt được.

Còn miếng thứ tư, Nhím đưa bác Gấu:

– Còn phần này dành để biếu bác Gấu:

– Bác có công gì đâu? – Gấu ngạc nhiên hỏi.

Quạ nhanh nhảu đáp:

– Bác phân xử công bằng và còn làm cho chúng cháu sáng dạ ra nữa.

Thế là cả bốn đều vui vẻ ăn phần táo của mình.

Trận bóng dưới lòng đường

Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long.

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Đôi cánh của ngựa trắng

Ngày xưa khi chưa trở về ở với người, ngựa họp thành đàn ởgần rừng. Trên những bãi cỏ xanh rờn, các chú ngựa non tha hồ chạy nhảy, ngày này qua ngày khác.

Lợn con sạch lắm rồi

Trong khu rừng nọ có nhiều bạn nhỏ sinh sống: Gấu Con, Thỏ Con, Khỉ Con, Dê Con, Cún Con và Lợn Con...

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.

Chim Sơn Ca và Cu Cu

Nghe vợ, nhớ cả lời bạn, hơn nữa thật khó phân biệt Sơn Ca với Cu Cu sơ sinh, vì thế lòng Sơn Ca chồng dịu lại.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Ai mạnh nhất trên đời?

Chú gà rừng đến bờ sông để tìm nước uống cho đỡ khát. Chú ta tìm được một chỗ nước chưa đóng băng tròn như cái đĩa. Chú uống cho đến lúc đôi cánh cũng bị băng đóng cứng đờ.