Chú vịt bầu

Nấu xong nồi cháo trắng, bé múc ra tô, bưng lên nhà rồi tới giường khẽ khàng gọi mẹ:

– Mẹ ơi. Mẹ dậy ăn bát cháo nóng đi mẹ!

– Ủa! Sáng rồi hả con? – Bà Tư lờ đờ mở mắt hỏi.

– Dạ! Sáng rồi ạ! – Mai nhìn mẹ dò hỏi: – Mẹ thấy đỡ chút nào không?

– Khá hơn rồi… Tội nghiệp con…

Không sao! Con tự lo liệu được mà!

Nhìn thân hình gầy guộc của mẹ, Mai muốn ứa nước mắt. Em biết mẹ nói thoái đi như thế cho mình yên tâm chứ không thuốc men thì làm sao khỏi bệnh được.

Đợi mẹ ăn xong, Mai thu dọn chén bát bỏ chậu rửa, rồi sau vài phút phân vân, em quả quyết bước tới nhấc cánh cửa chuồng vịt lên. Lập tức một chủ vịt bầu múp míp lạch bạch nhảy ra, ngoan ngoãn nằm gọn trong vòng tay cô chủ. Chú dịu dàng dùng cái mỏ bèn bẹt rúc ría lên mình cô một cách thân yêu. Nhưng… Chủ nào có thấy được đôi mắt ươn ướt của cô chủ nhìn nó:

– Vịt ơi! Tao đành phải chia tay mày thôi. Bỏ lỗi cho tạo nhé… Tao… Tao cần…

…Từ ngày bố mất, chỉ còn hai mẹ con lủi thủi sống với nhau ở ven rìa thị xã. Ở xóm xa hẻo lánh như thế này thật ít bạn, nếu không có chú vịt bầu thì bé cũng chả có ai để vui chơi. Chú vịt được sinh ra trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Hôm ấy, như thường lệ mẹ lấy trứng lộn hấp bán. Bỗng nhiên bà dừng lại, đưa một cái trứng lên tai lắng nghe rồi rối rít gọi Mai:

– Này con xem. Hình như…!

– Có tiếng chim chíp mẹ ạ! Hay là…

– Đúng rồi! Chú vịt này sắp nở. Ta đừng giết nó tội nghiệp!

Thế là sáng hôm sau, chú vịt con đạp vỏ chui ra. Trông chú thật ngộ với chòm lông trên chỏm đầu cộng với cái cổ khoang vàng trắng bao quanh và cái mỏ lúc nào cũng ngọ nguậy thật… dễ ghét.

Đôn đáo chạy tới tận cuối xóm năn nỉ thằng Long hết nước miếng, cô bé mới xin được chiếc lồng cũ đem về bỏ chú vịt vào, treo lên cây mận. Thỏa mãn rồi nhé! Lâu nay bé cứ ước ao được chú chim để nuôi, nay dù sao có chú vịt cũng đáp ứng được phần nào nguyện vọng. Cô bé thầm cám ơn món quà bất ngờ của mẹ… Từ đó, về nhà là Mai sà vào chăm sóc chú vịt. Cô thích nhất là khi chú rối rít đớp những anh ruồi ngã lăn quay.

Cứ thế, vịt và người quẩn quanh bên nhau ngày càng thân thiết. Chú ăn nhiều, chóng lớn. Chẳng bao lâu mẹ phải bỏ ra một buổi giúp Mai lợp cái chòi nhỏ bằng lá dừa mới đủ chứa chú. Bây giờ chú đã trổ mã, tiếng kêu ồ ề quàm quạp nhưng lại biết tỏ lộ tình cảm của mình với cô chủ hơn. Thế mà…

– Mai ơi! Cháu đi đâu mà hấp tấp thế?

Giật mình, bé ngước mắt lên, bắt gặp bác Ba đang nhìn mình dò hỏi.

– Dạ… Cháu mang vịt ra chợ… Cháu… – Mai đáp lí nhí.

– Mẹ lại bệnh hả? Tội nghiệp…

Bác đưa tay lần túi áo.

– Cháu cầm cả đi, khỏi cần trả lại, đi nhanh mua thuốc cho mẹ!

Ngắm nghía chú vịt, bác nói thêm:

– Chà! Ngữ này làm tiết canh hết biết!

Đang đưa tay cầm tiền, bé chợt rụt tay lại, nhưng rồi đành miễn cưỡng trao vịt cho bác Ba, đi như trốn chạy…

… “Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi. Mỗi mùa xuân sang, ngày tôi xa mẹ càng gần…”. Chả biết vì lời ca hay do tiếc thương chú vịt mà Mai trằn trọc mãi mới thiếp vào giấc ngủ. Hôm nay dậy muộn, nhìn sang giường mẹ thấy gối mền đâu đó tươm tất, Mai mừng thầm. Cô vội bươn bả chạy sang chuồng vịt nhưng sực nhớ đành tần ngần đứng lại, vui buồn lẫn lộn… Bỗng nhiên tiếng quàm quạp quen thuộc cất lên, rồi từ đâu đó chú vịt bầu sải cánh ào tới. Mai đứng như trời trồng vì ngạc nhiên và vui mừng, nhưng cũng kịp thấy hình như thằng Long con bác Ba lẩn quẩn bên ngoài hàng giậu. Chừng như giận dỗi vì thấy cô chủ tỏ ra lạnh nhạt với mình, chú vịt bầu ráng sức mổ vào tay Mai một cú đau điếng…

Bác mái mơ và đàn con

Bác Mái Mơ dẫn đàn con ra vườn kiếm ăn. Được ra vườn, đàn gà con túa ra khắp các bụi chuối, các khóm dong riềng, các gốc cây...

Xe đạp con trên đường phố

Sáng sớm nay mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe Đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”

Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu.

Những đứa trẻ lười biếng

Mùa đông lạnh giá đã đến, phải ở nhà một mình, Thỏ con cảm thấy rất buồn chán. Đúng rồi, mình phải đi tìm bạn mới được - Thỏ con thầm nghĩ...

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Khỉ và cá sấu

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu...

Gấu con bị sâu răng

Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh gatô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mồm vẫn còn ngậm kẹo...

Cò và vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, sách vở sạch sẽ luôn luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi, Vạc chẳng nghe.

Anh hùng Lý Tự Trọng

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.