Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại: Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Mây-xte bị mười bốn vết cắn ở tay, vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Con chó đã bị đánh chết, nhưng tính mạng em cũng chỉ còn chờ đợi những ngày cuối cùng, không thể nào thoát được, như tính mạng của tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.

Pa-xtơ nhìn sắc thái đau đớn của em bé, nhìn đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, lòng ông se lại. Ông cố kìm nồi xúc động khi nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương này sẽ lên cơn điên dại, cuối cùng lịm dần vì tê liệt, hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dừ dội, rồi chết…

Đêm đã khuya lắm rồi, Pa-xtơ vẫn ngồi im lìm trước bàn làm việc, mặt phờ phạc, đầy vẻ ưu tư. Chỉ còn đôi mắt thăm thẳm cho biêt ông đang suy nghĩ: “Có thể làm gì cho em bé ?”

Vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã được thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên cơ thể con người. Ông muốn cho em bé khỏi, nhưng không muốn lấy em làm vật thí nghiệm. Nhỡ ra… Nhưng còn cách gì cứu em bé? Bệnh dại sẽ phát, sắp sửa phát rồi…

Sáng hôm sau, Pa-xtơ lần lượt tìm gặp một sô bác sĩ giàu kinh nghiệm và đã cùng nghiên cứu với mình để bàn bạc. Một đằng thì cái chết ghê gớm không thể thoát, còn một đằng thì, nếu tiêm vắc-xin còn có hi vọng cứu khỏi. Họ đã nhất trí với nhau như thế.

Ngay buổi chiều, Pa-xtơ cùng-hai bác sĩ cộng sự thân cận đến thăm Mây-xte một lần nữa để quyết định lần cuối. Và cũng buổi chiều hôm đó, ngày mồng 7 tháng 7 năm 1885, họ đã tiêm vào dưới da bụng Mây-xte vài giọt vắc-xin chống dại.

Rồi những ngày hôm sau, tiếp tục tiêm các loại vắc-xin có độc tính tăng dần. Những ngày đầu, mọi việc đều tốt đẹp. Em bé ngủ yên, ăn thấy ngon, chỗ tiêm ngày hôm trước, hôm sau đã lặn đi, không để lại vết tích gì. Nhưng những mũi sau, với liều độc mỗi ngày một tăng, em bé bắt đầu có những triệu chứng đáng ngại: Chỗ tiêm hơi tấy đỏ, tuy không đau. Em vẫn tỉnh táo, ăn ngủ tốt, nhưng có vẻ hơi bồn chồn.

Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ cảm thấy dài dằng dặc như chín tháng.

Hôm sau là ngày thứ mười. Người ta sẽ tiêm cho em bé mũi cuối cùng với loại vắc-xin có sức độc rất cao. Vắc-xin đó có thể làm cho con chó, con thỏ lên cơn dại dữ dội sau bảy ngày ủ bệnh.

Có bắt buộc phải tiêm mũi này cho em bé không ? Câu hỏi cứ giày vò Pa-xtơ suốt đêm. Ông đã thức một đêm trắng. Râu ông mọc dài thêm, tóc cũng bạc thêm. Có lúc ông muốn cự tuyệt việc đó. Ồng tư nhủ: “Thế là được ! Phát thứ chín rồi cơ mà!”.

Nhưng gần sáng, sau một lúc ngủ thiếp đi trên ghế bành, Pa-xtơ lại thấy cần phải tiêm mũi thứ mười. Ông nghĩ phải mạnh dạn, kiên quyết mới được! Mũi tiêm thứ mười này sẽ kiểm tra lại kết quả chín mũi tiêm trước, kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn.

Pa-xtơ đến thăm Mây-xte và chăm chú theo dõi người ta tiêm cho em bé mũi vắc-xin cuối cùng. Sau khi tiêm, tự tay ông dắt em bé lên giường, an ủi em và khuyên em nằm nghỉ. Ông ra về nhưng lòng không yên. Lát sau, ông lại đến với em bé.

Thêm bảy ngày chờ đợi đằng đẵng, tính từng, giây từng phút. Bảy ngày lo lắng bồn chồn và đón chờ một cơn dại ghê gớm bất thần có thê xảy ra.

Giữa đêm hôm khuya khoắt, đã bao lần ông tì vào chiếc chân trái bị liệt, một mình chông gậy xuống cầu thang để thăm em bé.

Đến tận ngày thứ bảy, em bé vẫn bình yên!

Đêm qua, Pa-xtơ đã ngủ một giác ngon lành. Ồng dậy sớm hơn thường lệ. Trời quang và cao vút. Một làn gió nhẹ thoảng qua. Lòng ông thấy thanh thản, dễ chịu lạ thường.

Mây-xte đã khỏi. Hôm nay, em lên đường trở về An-dát, quê hương thân yêu của em. Em lại tiếp tục đi trên những con đường mòn đầy ánh nắng đến trường học…

Thế rồi người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để được cứu sống. Phòng thí nghiệm của ông trở thành bệnh viện cứu chữa cho những người bị chó dại cắn và là cơ sở để một năm sau được Viện hàn lâm khoa học Pháp quyết định xây dựng Viện Pa-xtơ, viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

 

Ý nghĩa

Truyện ca ngợi tấm lòng nhân ái cao cả của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ trong việc tìm mọi cách để cứu sống em bé Mây-xte. Nhà bác học đã phải trải qua những thử thách ghê gớm, những giây phút căng thắng để hoàn thành giai đoạn cuối cùng một công trình nghiên cứu có tác dụng lớn lao đối với hạnh phúc con người.

 

Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đưa công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

Bác Hồ ở Slum-Lực

Mùa xuân năm 1944, để tránh không cho giặc Pháp dồn làng bắt thanh niên, các đồng chí cán bộ cách mạng ở Pác Bó tổ chức di chuyển nhà cửa sang Slum-Lực lập làng mới giữa một vùng núi non trung điệp. Mỗi người chung sống trong một nhà tập thể.

Làm cách nào về dễ hơn

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ các thứ chim. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì sợ lắm!

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.

Bẫy cò

Năm ấy tôi mười hai, còn bé Vin lên bảy. Vào dịp hè, chúng tôi được tự do chạy nhảy. Vin tết tóc thành hai dải, thắt nơ xanh, bám theo tôi như chiếc bóng.

Cha sẽ luôn ở bên con

Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất 8,2 độ rích-tơ đã san bằng nhiều làng mạc, thành phố, giết hại hơn 30 000 người trong vòng chưa đầy bốn phút.

Giản dị

Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

Kho báu của cha

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.