Tai ai thính nhất?

châu chấu

Một chú Thỏ Trắng xưa nay vẫn tự cho mình là có đôi tai thính nhất. Một hôm, chú vừa nhảy nhót trên bãi cỏ, vừa hát:

Là lá la la,
Thỏ Trắng là ta,
Tai dài thính nhất,
Ai cũng thua tất,
Là lá la la…

Bỗng có một tiếng “phì” mạnh làm chú thỏ giật nẩy người. Mắt chú nhớn nhác nhìn quanh. Một con Rắn ngóc đầu dậy và nói:

– Phì! Tai thính mà tớ bò đến bên cạnh cũng không biết. Thính nhất phải là Rắn này!

Rắn còn đnag lắc lư cái đầu ra vẻ đắc ý thì một con chây chấu nhô lên trên đám cỏ và hét to:

– Thôi đi nào! Chớ vội khoe khoang! Tai tớ mới thính nhất. Tớ có thể nghe được những tiếng động ở cách xa hàng ngàn km (kilometer) cơ!

Ba con vật ra sức tranh cãi, không ai chịu thua ai. Cuối cùng đành phải nhờ chim Họa Mi phân xử giúp. Chim Họa Mi bèn lấy một chiếc lá sen to buộc chặt đôi tai của Thỏ lại. Rồi Họa Mi lấy một lá mía buộc chặt vào đầu Rắn, và lấy một lá cỏ buộc đầu Châu Chấu.

Mọi việc xong xuôi, Họa Mi nhảy lên cành cây cất tiếng hót véo von:

Rich ri ri,
Cứ khoe khoang đi:
Tai buộc rồi,
Còn thấy chi!

Rắn và Châu Chấu cùng lên tiếng:

– Chúng tôi nghe thấy rồi! Chúng tôi nghe thấy rồi!

Riêng Thỏ Trắng kêu lên:

– Tôi chẳng nghe thấy gì cả! Đúng là chị Họa Mi buộc tai tôi chặt quá!

Nói xong, Thỏ Trắng đòi buộc lại tai Rắn và Châu Chấu. Thỏ lấy thêm một lá mía khác buộc chặt luôn cả mồm của Rắn lại và quấn thêm vào chân Châu Chấu một lá cỏ dày nữa. Vì Thỏ Trắng nghe đâu các nhà khoa học cho biết là Rắn nghe bằng lưỡi và Châu Chấu nghe bằng chân cơ.

Họa Mi đợi Thỏ buộc xong, nhảy tít trên cành cây cao, cất tiếng hót lanh lảnh:

Rích ri ri,
Cứ khoe khoang đi:
Tai buộc rồi,
Còn nghe thấy chi!

Lần này cả Thỏ và Rắn đều thú nhận là không nghe thấy gì. Chỉ có một mình Châu Chấu vẫn nghe rõ ràng tiếng Họa Mi hót. Cả bọn đành công nhận là tai Châu Chấu thính nhất.

Vua Lê Đại Hành giữ nước

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã chỉ huy ba quân đánh giặc, đại thắng trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, mở ra kỉ nguyên Đại Việt bách thắng.

Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài...

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Cậu bé Fulton thích suy nghĩ

Robert Fulton (1765 - 1815) là một kĩ sư và nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ, chính ông là người đã phát minh ra tàu thủy. Thuở nhỏ, cậu bé Fulton học hành không chăm chỉ, nhưng lại rất giỏi hội họa...

Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Bàn tay mẹ

Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Bình rất thích áp hai bàn tay của mẹ vào má. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích.

Hai chú gấu tham ăn

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng rậm nọ chưa từng có ai đặt chân đến, có một con gấu mẹ và hai chú gấu con. Gấu mẹ đã già rồi, nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi đi kiếm ăn về nuôi hai con của mình...

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?