Niềm vui bất ngờ

Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi vườn Bách thảo.

Đi đến vườn Bách thảo phải đi qua Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc ở đấy. Qua nhà Bác, các cháu mẫu giáo thích lắm. Em nào cũng sung sưrởng reo lên:

– Nhà Bác Hồ!

– Nhà Bác Hồ đẹp quá!

– Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi!

Nơi đây vốn yên tĩnh, nay bỗng trở nên ồn ào vi mấy chục cháu nhỏ. Đồng chí công an vội nói với có giáo:

– Cô cho các cháu sang bên kia đường xem cho có trật tự!

Cô giáo vội thổi còi tập hợp các cháu lại. Nhưng cháu nào cũng vui sướng, nhảy lên như bầy chim non ríu rít xin cô đứng lại xem nhà Bác:

– Cô cho chúng cháu xem một tí nữa thôi!

– Cháu xem một tí nữa thôi, cô ạ!

– Bác Hồ ngồi đâu hở cô?

– Sao chúng cháu không được vào thăm Bác Hồ?

Tiếng các cháu hỏi mỗi lúc một nhiều, khiến cô giáo lúng túng. Bỗng cánh cổng xanh Phủ Chủ tịch từ từ mở. Một đồng chi cán bộ vui vẻ nói với các đồng chí công an và cô giáo cho các cháu vào. Cô giáo sung sướng hồi hộp dẫn các cháu đi theo hàng đòi vào Phủ Chủ tịch.

– A Bác! Bác Hồ! Bác Hồ!

Một cháu nhỏ reo lên. Tất cả các cháu như bầy chim non bay nhanh về phía Bác. Từ những miệng hồng nhỏ nhắn xinh xinh, cất lên những lời chào đáng yêu:

– Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ!

Bác Hồ giản dị, hiền từ trong bộ áo bà ba tơ tằm, đi đôi dép cao su, tươi cười đón các cháu. Bác hỏi:

– Các cháu có ngoan không?

– Thưa Bác, có ạ! – Tất cả các cháu trả lời.

– Bây giờ các cháu thích gì nào?

– Thưa Bác, chúng cháu thích vào thăm nhà Bác! Chúng cháu thích thăm vườn của Bác!

Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất, còn các cháu khác xúm xít theo Bác ra vườn. Bác vừa đi vừa chỉ cho các cháu xem những cây Bác đã trồng, chỉ cho các cháu xem hai cây vú sữa miền Nam, và thăm ao cá Bác nuôi. Các cháu ríu rit đi quanh Bác Hồ, lắng nghe từng lời Bác nói. Bác dặn các cháu phải ngoan ngoãn, sạch sẽ, vâng lời cô giáo. Các cháu lắng nghe Bác nói, các cháu muốn nghe mãi, muốn ở bên Bác mãi mãi. Nhưng đã đến giờ Bác tiếp khách. Cô giáo phải cho các cháu ra về. Bác vẫy tay chào nhìn theo các cháu. Các cháu vừa đi vừa luyến tiếc. Cháu nào cũng ngoảnh lại đề cố ngắm Bác thêm chút nữa.

 

Cái hố bên đường

Có một bầy thú nhỏ sống cùng nhau trong khu rừng nọ. Ngày ngày chúng thường đi trên một con đường nhỏ rồi băng qua một ngã tư có chốt đèn giao thông để tới trường.

Vừ A Dính

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, người dân tộc H’Mông, quê ở Pú Nhung, vùng cao huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn...

Thế giới tí hon

Sáng chủ nhật, Tô nai nịt gọn ghẽ rồi đi vào làng. Cậu không quên đem theo con dao díp và khẩu súng cao su làm bằng gỗ ổi đã ngả màu đen bóng.

Ba cô gái

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn...

Dây thun xanh, dây thun đỏ

Mỗi sáng đi học, mẹ cho hai anh em mỗi đứa một nghìn đồng để ăn quà. Bao giờ Hoài Ly cũng tiêu hết số tiền ấy. Thì làm gì mà chẳng hết – một nghìn đồng đủ mua một gói xôi đậu xanh.

Từ cậu bé làm thuê

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Chiếc áo đẹp

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Một chú Thỏ bước ra, tay cầm lá cọ che thân. Bỗng cơn gió bay vèo kéo theo tấm lá của Thỏ xuống nước. Rét quá, Thỏ co ro thầm nghĩ trong bụng: “Giá như mình có một chiếc áo thì hay biết mấy”.

Các em nhỏ và cụ già

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

In chữ rời

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần...