Bức tranh cụ già ngồi câu cá

Vào đầu tháng 3 năm 1958, cửa hàng cụ Chinh bỗng dưng tấp nập hẳn lên. Khách đến mua tranh, đặt tranh không lúc nào ngớt. Ai cũng năn nỉ đòi mua cho kì được bức tranh “Cụ già câu cá”.

Bức tranh này có gì mà hấp dẫn vậy? Một cảnh hồ sen bát ngát, một cụ già ung dung ngồi câu cá. Cụ bận chiếc áo màu thanh niên. Râu tóc đều bạc trắng như cước nhưng da mặt hồng hào, nhất là đôi mắt rất sáng và cái miệng luôn mỉm cười, làm tôn thêm vẻ quắc thước, yêu đời của cụ. Xa xa, về phía chân trời, sau lũy tre, mặt trời vừa nhô lên, đỏ ửng cả một phương. Đấy, tranh chỉ có thế mà người ta tranh nhau mua.

Bọn ngụy quyền cho người theo dõi. Đến ngày 19 tháng 5, chúng lại cho tay sai vào từng nhà dò xét. Chúng thấy nhà nào cũng treo bức tranh “Cụ già câu cá” ngay giữa nhà. Một tên mật vụ mò vào nhà cụ Bào ở cuối phố. Khác với mọi ngày, cụ đon đả pha trà mời hắn. Hắn vừa uống nước vừa ngắm bức tranh, rồi lên giọng khen:

– Chà, bức tranh đẹp quá!

Hắn giả vờ hỏi:

– Ba hè, ngoài phố còn nhiều tranh đẹp hơn, sao ba không mua treo cho vui?

Cụ Bào vừa vuốt râu vừa trả lời:

– Chú em không biết đó thôi, bà con tôi thích mua bức tranh này vì nó vừa có họa lại vừa có thơ nữa. Nhất họa nhất thơ mà!

Tên mật vụ mở tròn đôi mắt:

– Thật thế hở ba? Thơ thế nào mà không thấy đề vào đây?

Cụ Bào vẫn ung dung:

– Bài thơ thật là hay, nhưng nhiều tiếng quá nên không muốn đề vào. Vả lại ai ai cũng thuộc làu hết hết, kể cả bọn trẻ nhỏ. Nếu quả thật chú em chưa nghe thì lão ngâm cho mà nghe.

Cụ chậm rãi nhấp ngụm nước trà, rồi nhìn thẳng lên bức tranh ngâm:

“Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng trời in mặt nước hồng.
Muôn vạn đài sen hương bát ngát,
Tuổi già vui thú với non sông”.

Tên mật vụ năn nỉ xin chép bài thơ. Hắn đọc đi đọc lại. Bỗng hắn lặng cả người, vì thấy các tiếng đầu dòng chắp thành một khẩu hiệu: “Cụ Hồ muôn tuổi”. Choáng váng cả mặt mày, nhưng nhờ thói quen nhà nghề, hắn giữ ngay được vẻ tự nhiên, giả vờ tặc lưỡi:

– Bài thơ hay thiệt, nhưng chỉ tiếc không biết tên tác giả!

Giọng cụ Bào trở nên ngậm ngùi:

– Tác giả không phải ai xa lạ, chính là cụ Sáu ở phố ta. Cụ đã bị bọn côn đồ hành hung chết hồi tháng hai đó.

Tên mật vụ tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, hỏi vớ vẩn vài câu rồi chuồn thẳng. Mấy hôm sau, bọn chúng ra lệnh cấm lưu hành bức tranh. Nhưng không có bằng cớ gì để tịch thu, chúng đành làm ngơ cho êm chuyện.

 

Chim và Gà

Tiếng hót dứt, đôi gà bay lên cửa sổ, gần chỗ lồng chim. Bằng giọng vừa khâm phục vừa ngượng nghịu của kẻ lần đầu làm quen thân với một nhân vật đầy tài năng...

Stephen Hawking – người khuyết tật vĩ đại

Stephen Hawking sinh năm 1942 ở Oxford (Anh). Năm Hawking bước vào trường đại học học khoa Vật lí, anh bị mắc một chứng bệnh quái ác – bệnh rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh.

Hãy để tiền vào chỗ cũ!

Pu-ghi có một người láng giềng rất hay sang nhà vay tiền.

Ngày như thế nào là đẹp?

Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: Một ngày tuyệt đẹp!

Thật phiền khi phải trông em

Một buổi sáng đẹp trời, Chuột túi mẹ chuẩn bị sang phía rừng bên kia để hái những quả mâm xôi cho món tráng miệng tối nay.

Trận bóng dưới lòng đường

Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long.

Đứa con của mẹ Vịt Bầu

Ổ trứng 10 quả của nhà Vịt Bầu vừa mới nở. Ngắm đàn con thơm tho, xinh đẹp, mịn như nhung đang nằm trong lòng Vịt mẹ cảm thấy mình chính là bà mẹ hạnh phúc nhất thế gian.

Sóc Nâu đi học

Buổi sáng mùa thu hôm ấy, khu rừng nguyên sinh rộn ràng tiếng reo cười của chim muông hoa cỏ và thú rừng… Bởi hôm nay là lễ hội khai trường. Riêng Sóc Nâu đang ở trong một tâm trạng nôn nao khó tả vì đây là lần đầu tiên Sóc Nâu đi học.

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.