Điều không tính trước

Tôi chuẩn bị đánh nhau. Thoạt đầu tôi định lấy con dao của mẹ tôi làm vũ khí, nhưng khi sờ đến cái lưỡi thép to bản và mát lạnh của nó, tôi đâm ra sờ sợ làm sao! Con dao này mà vung lên một phát là địch thủ ngã như chơi. Eo ôi, sợ quá!

Tôi không lấy con dao nữa. Tôi vào phòng chị Hồng và tìm thấy cái kéo. Tôi mân mê cái kéo một hồi rồi lại bỏ xuống. Cái kéo nhọn quá, mà tôi thì lại không dám làm điều gì dại dột đối với thằng Nghi. Tôi chỉ muốn giã nó một trận thật đau thôi. Phải đánh nó để nó chừa cái tật ăn gial.

Chả là cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp nó nhân dịp kết thúc năm học, khi nhận được đường chuyền của thằng Phước, tôi lướt xuống sút vào gôn đội nó một quả tuyệt đẹp thì nó la toáng lên bảo tôi việt vị. Rõ ràng khi tôi nhận bóng thì trước mặt tôi còn đến hai hậu vệ của đội nó, vậy mà thằng Nghi cứ khăng khăng không công nhận bàn thắng của tôi. ức nhất là lúc đó bên tôi đang bị dẫn trước một bàn. Thế là hai bên bỏ mặc trái bóng nằm lăn lóc trên sân, xúm vào cãi cọ. Rốt cuộc không ai chịu ai, hai bên đều gom mũ áo, giày dép hậm hực ra về.

Đã vậy, trước khi bỏ đi, thằng Nghi còn nhe răng trêu tôi:

– Lần sau, đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen !

Ý nó bảo tôi chỉ quen nấp sẵn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp pháp”. Trong khi bọn tôi giận tím mặt thì phe thằng Nghi cười lên hô hố, trông thật khả ố

Được rồi, nêu mày muôn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay ! Tôi lẩm bẩm trong miệng và tiếp tục đi tìm “vũ khí”. Tôi lục lọi ngăn kéo của chị Hiền. Ngăn kéo của chị Hiền chỉ toàn là bánh kẹo và trái cây, chẳng có thứ nào có thể dùng đánh nhau cả. Chẳng lẽ lại dùng trái cây chọi địch thủ !

Cuối cùng, tôi tìm thấy “vũ khí” trong hòm đồ nghề của anh Nghĩa. Thoạt đầu, tôi định lấy cây búa, nhưng sau khi rờ rẫm cục sắt cẩn thận, tôi biết thằng Nghi không thể nào chịu đựng nổi một “vũ khí” như thế này. Thế là rốt cuộc tôi chọn cái kềm. Thật chả có thứ “vũ khí” nào lí tưởng hơn nó. Nó vừa nhẹ vừa gọn, cất trong túi quần chả có anh cổng an nào phát hiện ra. Nó cũng chẳng làm địch thủ phải đau đớn. Khi vật ngã thằng Nghi xuống đất, tôi sẽ rút kềm ra “dư dứ’ cho nó sợ chơi. Thật là tuyệt!

Tôi lấy giấy nhám ra định đánh bóng cái kềm thì thằng Phước tới:

– Mày làm gì vậy? Định sửa xe hả?

Tôi nhún vai :

– Sửa xe cái khỉ mốc ! Tao đang định đi đánh nhau với thằng Nghi !

Phước nheo mắt:

– Đánh nhau bằng cái kềm này à ?

Nghe giọng điệu khi dễ của nó, tôi khịt mũi:

– Kềm mà đánh nhau quái gì ! Vũ khí của tao cất trong tủ kia ! Ác lắm !

Phước tò mò:

– Gì vậy ?

– Vũ khí hoá học ! Rồi mày sẽ biết ! Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không ?

Phước tỏ vẻ đắn đo:

– Đánh nhau ấy à ?

Tôi khích :

– Chẳng le mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa ! Bỏ qua sao được !

Phước bị tôi khích tướng bèn gật đầu:

– Đánh thì đánh ! Tao mà sợ nó !

– Nhưng đi đánh nhau phải có vũ khí! – Tôi lên giọng đàn anh – Mày có vũ khí không ?

– À, tao có cái ná thun, được không mày?

Tôi gật gù:

– Ná thun chỉ để đánh nhau với bọn trẻ con thôi ! Nhưng mà thôi, cũng được ! Thế chiều nay, mày nấp trong bụi cây ở ngã tư, còn tao sẽ ra đón đường thằng Nghi. Chiều nào nó cũng đi ngang ngã tư đó. Tao sẽ nói chuyện với nó. Mày nhớ theo dõi, khi nào tao vung tay lên khỏi đầu, mày sẽ bắn vào bụng nó. Lúc đó, tao sẽ rút… vũ khí hoá học trong túi quần ra xịt vào người nó, thế là nó lăn đùng ra đất.

– Nhưng mày nhớ xịt vũ khí hoá học gì đó ít thôi nghen, mà chỉ xịt vào chân cho nó đi cà nhắc chừng ba bữa thôi !

Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn giữa đường.

Thấy tôi, Nghi reo lên:

– Ủa, mày đi đâu đó ? Tao đang đi tìm mày nè !

– Chết cha! Vậy là nó đã chuẩn bị rồi! Chẳng biết nó đem theo vũ khí gì?

Tôi thót bụng, hỏi:

– Mày tìm tao chi vậy?

Nghi thò tay vào túi quần. Thấy vậy tôi cung cho tay vào túi quần nắm chặt cái kềm, sẵn sàng đốì phó.

Té ra “vũ khí” của Nghi là… một cuốn sách nhỏ. Nó đưa cho tôi:

– Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai môi đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa ! Trong đó, có ghi rõ luật việt vị đó!

Tôi đang ngơ ngác thì Nghi lấy trong túi ra mấy tờ giấy, huơ lên :

– Đi xem phim không ?

– Vé xem phim hả ?

– Ừ, bạn chị tao cho ba vé, chị tao không đi nên cho tao ! Phim “Trộm mắt Phật” hay lắm nghen mày!

Tôi lúng túng thọc tay vào túi quần cố giấu đi cái kềm và nhìn về phía bụi cây.

Thấy điệu bộ lạ lùng của tôi, Nghi thắc mắc :

– Mày làm gì vậy ?

– À… không ! – Tôi ấp úng.

– Có gì đằng đó vậy ?

Biết không thể giấu được, tôi đành đáp :

– Thằng Phước nó đang rình bắn chim!

Tôi quay về phía bụi cây, kêu lớn :

– Ra đi, Phước ơi ! Con chim của mày bay mất rồi!

Phước cầm giàn thun lò dò bước ra :

– Tụi mày nói chuyện lớn quá khiến con chim bay mất, uổng thiệt!

Nghi vỗ vai nó, an ủi :

– Thôi, bỏ con chim đi. Bây giờ ba đứa mình đi xem phim “Trộm mắt Phật” !

Phước khịt mũi:

–  Phim hay không mày?

–  Tuyệt! Có hoàng đế A-ma và tên trộm A-bu, hay lắm !

–  Hai tay này đánh nhau hả?

Nghi ngơ ngác:

– Đánh nhau gì?

– Thì đánh nhau chứ đánh nhau gì! Đánh nhau bằng vũ khí hoá học đó!

Nói xong, Phước nhìn tôi cười hích hích khiến tôi đỏ cả mặt.

Nghi chẳng hiểu gì cả, nó choàng vai tôi và Phước kéo đi :

– Không có đánh nhau đâu ! Hai nhân vật này là bạn thân với nhau, một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp!

 

Ý nghĩa 

Tuổi thơ cũng có lúc nóng giận với bạn mà nảy sinh những ý nghĩ thù hằn dại dột. Nhưng trước hành động đầy thiện chí của bạn, những ý nghĩ ấy được xua đi nhanh chóng đê bạn bè lại thân ái với nhau.

Lựa lời mà nói

Một ngày kia, một ông lão loan truyền tin đồn rằng người hàng xóm của ông là một tên trộm. Kết quả là  chàng trai trẻ hàng xóm bị cảnh sát bắt...

Khỉ con và Sư Tử

Sư tử là chúa tể trị vì trong khu rừng nọ. Nó nổi tiếng là có tính khí hung tợn, dữ dằn và thường đưa ra những yêu cầu rất kì quái cho những động vật khác, nếu ai không đáp ứng được thì nó sẽ nổi giận...

Tai ai thính nhất?

Chim Họa Mi bèn lấy một chiếc lá sen to buộc chặt đôi tai của Thỏ lại. Rồi Họa Mi lấy một lá mía buộc chặt vào đầu Rắn, và lấy một lá cỏ buộc đầu Châu Chấu...

Bố của Xi-mông

Chuông báo trưa vừa dứt. Cửa trường mở, và bọn trẻ con chen lấn nhau ùa ra cho nhanh. Nhưng chúng không mau tản mát về nhà ăn trưa như mọi ngày mà còn dừng lại, cách đó vài bước, tụ tập thành nhóm, thì thào to nhỏ.

Viên gạch sợ lửa

Đã lâu lắm rồi, chẳng ai nhớ nơi ấy là đâu nữa, có một cái lò nung gạch đứng giữa cánh đồng lúa, trông như một tòa thành cổ kính.

Đôi dép

Hai chiếc dép là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Không biết chúng chơi chung từ bao giờ, chỉ biết từ rất lâu, lâu lắm rồi. 

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Ếch mẹ may quần áo

Ếch mẹ ngồi bên bờ ao khóc thút thít, thì ra là những đứa con nhỏ của nó đã bị dòng nước cuốn đi mất rồi. Cóc mẹ nhìn thấy thế mới nói: Cô Ếch à, đừng khóc nữa, phải giữ gìn sức khỏe của mình nữa đấy...

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.