Người cha của hơn 8000 đứa trẻ

Nằm chơi vơi giữa Ấn Độ Dương, Ma-đa-ga-xca là vùng đất khắc nghiệt nhất châu Phi, quanh năm hứng chịu những trận bão từ ngoài khơi đổ bộ vào. Trung bình mỗi năm có khoảng 300 cơn bão “hỏi thăm” hòn đảo rộng 587 040 ki-lô-mét vuông này. Như vậy, gần như ngày nào Ma-đa-ga-xca cũng phải đón nhận một cơn bão. Đất đai tróc lở, cây cối hoa màu bị phá nát. Những người dân nghèo bao giờ cũng chịu thiệt thòi nhiều nhất mỗi khi cơn bão đi qua.

Năm 1992, có một người đàn ông từ nước Ác-hen-ti-na xa xôi lặng lẽ đến vùng A-ka-ma-soa thu gom những đứa trẻ mồ côi cha mẹ trong các trận bão và những trẻ em nghèo về nuôi trong một cô nhi viện. Người dân A-ka-ma-soa gọi ông là “cha Pê-đrô” vì ông theo đạo Thiên chúa.

A-ka-ma-soa gồm 17 ngôi làng nằm cách thủ đô An-ta-na-na-ri-vô hơn 700 ki-lô-mét về phía tây nam. Nơi đây thường được gọi là “rốn bão” của Ma-đa-ga-xca. Số trẻ em nghèo mồ côi ở A-ka-ma-soa nhiều hơn bất kì nơi nào khác trên đất nước Ma-đa-ga-xca.

Ban đầu cha Pê-đrô bỏ tiền ra xây một cô nhi viện đủ chỗ cho 280 đứa trẻ sinh sống. Khi đó ông mới 43 tuổi, cần mẫn như một con kiến xây tổ, đến nay ở tuổi 56, ông đã tạo lập được cuộc sống, chỗ ăn ở cho hơn 8000 đứa trẻ vùng A-ka-ma-soa. Công việc của ông thật bận rộn, vì với một đàn con đông đúc như vậy, chỉ điều hành hơn 400 bà xơ nuôi nấng chúng, ông đã không còn thời gian.

Nhờ mối quen biết từ bạn bè, mối quen biết với các tổ chức tôn giáo, cha Pê-đrô đã tận dụng mọi nguồn tài chính có thể được để giúp các em nhỏ vùng A-ka-ma-soa. Không chỉ cho các em ăn học, cha còn hướng dẫn chúng ngay từ nhỏ phải biết yêu lao động. Chúng phải tập trồng, cấy để tạo ra lương thực, thực phẩm. Đôi khi chính cha cũng lội ruộng thực hành làm mẫu để các em bắt chước.

Những đứa trẻ sống và lớn lên trong các cô nhi viện. Chúng được học hành và như đàn chim mai này mỗi con sẽ bay về một phương. Khi đã đủ lông, đủ cánh, vượt qua mọi phong ba cuộc đời, chúng mới bất chợt đặt câu hỏi : “Tại sao cha Pê-đrô lại rời bỏ Tổ quốc Ác-hen-ti-na để đến tận vùng A-ka-ma-soa nuôi nấng chúng?” Còn cha Pê-đrô thì chưa bao giờ đặt ra câu hỏi ấy cho mình. Là một người yêu trẻ thơ, ông chỉ muốn dành hết tâm trí, sức lực bù đắp cho những đứa trẻ bất hạnh có cuộc sống thấp kém một trời một vực so với trẻ em ở phương Tây.

Người dân A-ka-ma-soa rất biết ơn cha Pê-đrô. Bởi dưới bàn tay cha, những đứa trẻ mồ côi lại có cha có mẹ lần thứ hai trong đời.

Hoa ngũ sắc thần kì

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé tên là Trân Trân. Cô bé thường ngắm nhìn chú mèo con nhà hàng xóm chơi đùa vui vẻ, nhưng thực ra cô bé lại chưa biết niềm vui là gì...

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Đàn kiến con ngoan quá

Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ...

Có chí thì nên

Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm!

Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người...

Ốc Sên giành giải đặc biệt

Cứ ba năm một lần, trong khu rừng lại tổ chức một cuộc thi chạy, cuộc thi năm nay đã là lần thứ bảy rồi đấy. Các động vật trong khu rừng đều tham gia thi chạy nên không khí cạnh tranh rất sôi nổi...

Kỉ Xương học bắn

Cam Thằng là nhà thiện xạ thời cổ. Phi Vệ học nghề bắn cung của Cam Thằng, sau giỏi hơn cả thầy.

Hai em bé trong rừng rậm

CÓ HAI EM BÉ, một  trai và một gái, đang đến trường. Chúng phải đi qua một khu rừng rậm và đẹp. Trên đường thì nóng và bụi, nhưng trong rừng lại mát và vui.

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ: Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.