Đốt cháy đồng lúa chín

Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao ở Nhật Bản. Chung quanh nhà cụ, ruộng nương bằng phẳng và phì nhiêu. Ruộng nương đó thuộc về cư dân của một làng nhỏ dưới chân núi dọc ven biển. Bãi biển chỉ tạm đủ chỗ để dựng nhà, nên những người nông dân nghèo phải làm ruộng trên sườn núi và thu hoạch được khá nhiều hoa màu. Hằng ngày, cụ già và đứa cháu thường nhìn thấy họ đi lại trên con đường làng hẹp, quanh những ngôi nhà nhỏ bé của họ. Chú bé thích ruộng nương bởi chú hiểu rằng ruộng nương cung cấp cái ăn cho chú. Khi nào chú cũng sẵn sàng giúp ông đóng hoặc mở các máng tưới nước hay xua đuổi chim chóc thường đến phá hoại mùa màng.

Một hôm, lúa đã sắp chín, những bông lúa vàng đung đưa dưới ánh mặt trời. Ông cụ đứng trước nhà nhìn về phía chân trời bỗng thấy một cái gì rất lạ. Cái gì như một đám mây lớn dựng lên, như mặt biên dâng cao lên tận trời. Cụ già lấy bàn tay che mắt chăm chú nhìn rồi ngoảnh về phía nhà:

– Y-von ! Y-von ! Lấy một mồi lửa mang ra đây!

Chú bé Y-von không hiểu cụ muốn lấy lửa làm gì nhưng có thói quen vâng lời, chú vẫn chạy đi lây một mồi lửa. Cụ già cũng đã lây được một mồi khác và chạy đến thửa ruộng gần nhát. Y-von ngạc nhiên, chạy theo. Và kinh hoàng làm sao khi chú thây ông mình ném thanh củi đang cháy vào ruộng lúa.

– Ô !… Ông ơi ! Ông làm gì vậy ?

– Mau ! Mau ! Vứt cái mồi lửa của cháu ra ! Nổi lửa lên !

Y-von tưởng người ông thân yêu của chú đã mất trí nên bật khóc nức nở. Nhưng chú bé vẫn vâng lời, vừa khóc vừa ném mồi lửa vào giữa ruộng lúa. Lửa bốc lên, khói bay mù mịt. Lửa lan ra, thiêu sạch đồng lúa chín.

Nông dân dưới chân núi thấy vậy, kêu lên hãi hùng. Họ hối hả chạy lên theo cọn đường mòn khúc khuỷu. Không ai ở lại nhà. Các bà mẹ cũng bồng con vội vã theo lên.

Đến cánh đồng, thấy rúộng nương bị thiêu trụi, họ thét lên ghê rợn:

– Ai gây ra sự thể này? Đầu đuôi thế nào?…

– Chính tôi đã nổi lửa – Cụ già dõng dạc nói.

Y-von thút thít: “Ông cháu đã nổi lửa đấy!”

Dân làng vây quanh họ, giơ nắm đấm ra:

– Tại sao? Tại sao?

Cụ già quay lại, chỉ về phía chân trời: “Hãy nhìn xem!”

Mọi nguời nhìn theo. Ô kìa! Nơi mà vài giờ trước đây biển xanh phang lặng trải dài, một bức tường thành bằng nước dâng cao vút lên tận trời, cảnh tượng khủng khiếp quá, ai nấy đứng như trời trồng

Một lát sau, bức tường thành bằng nước phóng nhanh về phía đất liền, đổ ập xuống bãi biển, tan vào vách núi với một tiếng ầm ghê rợn. Một đợt sóng tiếp theo… Một đợt sóng nữa !… Rồi tất cả chỉ còn có nước. Từ xa, người ta thấy ngôi làng biến mất tăm.

Nhưng mà tất cả cư dân đều an toàn vì đang ở trên núi. Khi họ hiểu ý nghĩa của việc cụ già đã làm, họ hết lời ca ngợi và cảm ơn cụ về sáng kiến cứu dân làng khỏi cơn sóng thần  khủng khiếp.

 

Ý nghĩa

Ông của Y-von bị dân làng hiểu lầm do đã đốt cháy cả đồng lúa chín. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của việc làm đó, mọi người đã hết lời ca ngợi ông già nhanh trí cứu những người dân ven biên thoát khỏi cơn sóng thần hung dữ.

Mẹ con nhà Chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân.

Gấu con ngoan ngoãn

Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cám ơn bác Voi.

Tiếng kêu cứu

Bác Gấu bứt quả trên cây, mấy người thợ săn tới. Đàn Gà Rừng, trước khi bay, còn “quác, quác, quác” báo hiệu, bác Gấu chạy thoát.

Xe đạp con trên đường phố

Sáng sớm nay mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe Đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Ba chú dê con

Một buổi chiều nắng gắt. Trên sườn đồi vắng vẻ, ba chú dê con rủ nhau đi ăn cỏ. Chúng chạy nhảy vui đùa, chẳng sợ gì ánh nắng tháng năm gay gắt thiêu đốt.

Bài tập làm văn

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?’’