Ếch mẹ may quần áo

Ếch mẹ ngồi bên bờ ao khóc thút thít, thì ra là những đứa con nhỏ của nó đã bị dòng nước cuốn đi mất rồi. Cóc mẹ nhìn thấy thế mới nói:

- Cô Ếch à, đừng khóc nữa, phải giữ gìn sức khỏe của mình nữa đấy. 

Nói xong, Cóc mẹ bỗng chỉ ra phía xa và nói:

- Nhìn kìa, mau nhìn kìa! 

Ếch mẹ nhìn theo hướng ngón tay của Cóc mẹ. A! Nó nhìn thấy còn một chú Nòng nọc may mắn vẫn chưa bị nước cuốn đi, đang bơi ở cạnh một cành cây nhỏ. Ếch mẹ vô cùng mừng rỡ, liền nhảy xuống nước, ôm lấy đứa con bé bỏng của mình. Kể từ hôm đó, Nòng nọc trở thành động lực sống của Ếch mẹ, nó được mẹ yêu quý vô cùng.

Thời tiết đầu mùa xuân vẫn còn hơi lạnh, Ếch mẹ sợ con mình bị ốm nên quyết định may cho Nòng nọc một bộ quần áo. Ngày hôm đó, Ếch mẹ đến tiệm vải chọn một miếng vải màu xanh lá cây nhạt, trở về nhà, nó đo cơ thể của Nòng nọc một cách cẩn thận và tự mình cắt vải, may quần áo cho con.

Ếch mẹ phải mất nửa tháng mới may xong bộ quần áo đó. Nó vui vẻ gọi con đến và bảo Nòng nọc ướm thử quần áo lên người. Nhưng Nòng nọc không sao chui vào được bộ quần áo đó, nó lo lắng nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai cái chân của con biết xỏ vào đâu bây giờ?

Ếch mẹ nhìn lại, trời, bộ quần áo mới bị thiếu mất hai ống quần. Thì ra, nửa tháng trước, khi Ếch mẹ đo quần áo cho con, Nòng nọc mới chỉ có cái đầu tròn và cái đuôi dài, còn bây giờ, nó đã mọc thêm hai cái chân rồi.

Ếch mẹ an ủi con:

Con à, đừng sốt ruột, mẹ sẽ may cho con một cái quần thật vừa vặn.

Thế rồi Ếch mẹ lại đến tiệm vải, mua thêm một miếng vải nữa, đo lại người và đặc biệt là chú ý đôi chân của Nòng nọc. Sau đó, nó bắt đầu may quần cho con, nửa tháng sau, quần của Nòng nọc đã may xong. Ếch mẹ mãn nguyện nghĩ:

- Lần này thì chắc chắn con mình sẽ mặc vừa.

Thế nhưng Nòng nọc lại không biết xỏ hai chân trước vào đâu cả. Thì ra, lần trước khi đo áo, hai chân trước của Nòng nọc vẫn chưa mọc. Ếch mẹ cười nói:

- Con à, xem ra con cũng không cần đến quần áo mẹ may nữa rồi, chẳng phải con đã có một bộ quần áo xanh rất đẹp rồi sao?

Trò chuyện cùng bé

Tại sao quần áo mà Ếch mẹ may cho Nòng nọc lại không vừa? Đó là vì cứ khoảng hai tuần, cơ thể của Nòng nọc lại có sự thay đổi, lần thứ nhất là mọc thêm hai chân sau, lần thứ hai là mọc thêm hai chân trước và rụng đuôi. Mà mỗi lần đo quần áo, Ếch mẹ lại chỉ đo theo hình dáng tạm thời của Nòng nọc nên tất nhiên là không vừa rồi!

Cuộc họp của loài chim

Hằng năm, loài chim tổ chức họp mặt trên một hòn đảo ở một vùng biển xa xăm. Họ hàng nhà chim từ khắp bốn phương tới đây để thảo luận về mối quan hệ với loài người. Ai nấy thi nhau phát biểu.

Kho báu của cha

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

Cây phượng già

Tối thứ bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lủ trẻ xóm Đông lại tụ tập ở gốc phượng già đầu xóm để nô đùa. Hơn bảy giờ, cả hội đã đủ mặt, chỉ thiếu Hùng.

Con cừu đen kêu be be

Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm...

Dây thun xanh, dây thun đỏ

Mỗi sáng đi học, mẹ cho hai anh em mỗi đứa một nghìn đồng để ăn quà. Bao giờ Hoài Ly cũng tiêu hết số tiền ấy. Thì làm gì mà chẳng hết – một nghìn đồng đủ mua một gói xôi đậu xanh.

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Chim sâu xử án

Chim Sẻ kiện Chim Khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Khắp vườn cây nhớn nhác cả lên.

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

Chiếc đèn lồng

Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm nhỏ tuổi rước đèn lồng làm sáng rực cả con đường. Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh.