Chú gấu Mi-sa

Mi-sa là một chú gấu bông rất dễ thương. Nhưng sáng nay, cô chủ bỗng túm lấy chú, bỏ vào nhà kho. Mi-sa tủi thân, bèn lách qua cái lỗ mèo chui rồi bỏ đi.

Chú đi mãi, thấm mệt, bèn trèo lên chạc cây cao và ngủ một giấc.

Khi chú gấu tỉnh dậy, trời đã tối. Bỗng chú nghe thấy tiếng nhạc leng keng. Rồi một chiếc xe tuần lộc hiện ra. Đó là xe đi phát đồ chơi cho trẻ nhỏ. Bởi vì đêm ấy là đêm Giáng sinh rồi. Nhưng không may, Ông già Nô-en bị ốm nên chỉ có tuần lộc vừa kéo xa vừa phát quà.

Tuần lộc gặp Mi-sa thì mừng lắm, bảo:

- Trèo lên xe đi! Bạn giúp mình phát quà nhé!

Cỗ xe bay trong tuyết. Trời nhiều sao quá, sáng như ban ngày.

Mi-sa lần lượt đặt ở mỗi nhà một thứ đồ chơi.

Cuối cùng, cỗ xe đến một túp lều. Nhưng túi đồ chơi chẳng còn gì. Tuần lộc rền rĩ. Trong lều có một câu bé đang ốm. Sáng mai thức dậy, chắc cậu bé sẽ thất vọng lắm nếu thấy đôi ủng đựng quà Giáng sinh rỗng không.

Mi-sa thở dài. Rồi chú nhấc cao chân, bước vào túp lều. Chú ngồi lên chiếc ủng và chờ trời sáng. 

 

Ý nghĩa

Chú gấu bông Mi-sa rất tốt bụng khi giúp tuần lộc phát quà Giáng sinh cho các bạn nhỏ. Và chú cũng đã tự biến khi tự biến mình thành món quà dành cho cậu bé đang ốm trong túp lều.  
 

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Tên cướp thật - Tên cướp giả

Vào thời Tấn, có một vị quan huyện tên là Phù Dung, tư chất thông minh, tài trí hơn người khiến ai cũng trầm trồ, thán phục. Một buổi chiều nọ, có một bà lão đang trên đường về nhà thì gặp một tên cướp...

Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Trời biết, đất biết, ta biết

Năm 1504, vua Lê Hiến Tông băng hà, di chiếu lập người con thứ ba tên là Thuần (tức vua Túc Tông sau này), chứ không lập con thứ hai là Tuấn (tức vua Uy Mục sau này), vì người con này bất tài, vô đạo.

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.

Quà tặng chú hề

Mẹ đưa Trang đi xem xiếc. Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề. Quả bóng kì lạ thật! Nó mỏng manh thế mà kéo chú hề chạy theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi.

Một que diêm

Sau khi đến thăm nhà câu lạc bộ, nhà ăn và ra xem chuồng lợn, Bác đi vào bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi của đơn vị đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống...

Chú Ong lười biếng

Xưa kia, có dòng họ nhà Ong sinh sống hòa thuận trên thảo nguyên, họ siêng năng, cần mẫn làm việc. Một trong những gia đình Ong đó có một cậu con trai đặt tên là Ong Cưng...

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

Bà Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19-5-1810, quê ở Gia Định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung và được vua Thiệu Trị rất sủng ái.