Cu Tỏn

Con rạch Cái Gia khá rộng, nước từ sông chảy vào ra cùng hai buổi lớn, ròng. Cứ mỗi năm nghỉ hè, thằng Bách lại về đây chơi suốt một tháng.

– Sao anh Bách buồn quá vậy? – Thằng cu Tỏn mon men đến gần.

Bách thở dài thậm thựợt:

– Thằng Tọt đi rồi, đâu có ai chơi với anh!

Cu Tỏn ôm cổ Bách và cù lét vào hai nách làm Bách cười sặc sụa.

“Có em nè, có em nè…” – Mỗi lần “cù”, nó lại “xướng” lên như vậy.

– Anh Bách đỡ buồn chưa?

"Hì… hì…”, Bách cười thế cho câu trả lời. Cu Tỏn chạy tọt vô nhà xách ra con dao bầu:

– Em bày trò, hai anh em mình chơi chung nghen!

Hai đứa ra sau hè “chôm” mấy cây chuối để dành xắt cho heo ăn. Cu Tỏn lanh lắm, nó làm thoăn thoắt trong khi Bách trố mắt nhìn. Một lúc sau cái bè chuối đã làm xong. Tre xỏ ngang, dây buộc nhiều vòng, chiếc bè coi bộ cũng chắc chắn. Cu Tỏn đẩy cái bè xuống nước. Nó ngồi trước, Bách ngồi sau, hai tay quạt nước như mái dầm. Miệng cu Tỏn tía lia:

– Đố anh Bách tại sao em tên cu Tỏn, còn anh của em là Tọt?

– Trời đất! Sao anh biết được?

– Dễ ợt, anh Tọt hồi nhỏ học dốt lắm, bị ốc tọt hoài, kết tên Tọt luôn. Còn em hả? Lúc mới biết bò, hay bò ra cửa ngoài cầu ao, bị té xuống sông., tỏn tỏn, nên thành… cu Tỏn!

Nó bỗng nhảy ùm xuống nước làm chiếc bè bị mất cân bằng, bật ngược ra phía sau, Bách hoảng hồn chồm tới ôm lấy mấy cây chuôi. Cu Tỏn lội quào quào, nó cười khoái chí:

– Anh Bách thấy em Tỏn chưa?

– Hổng dám đâu ! Quay về bè đi!

– Anh này dởm quá ! Bây giờ là nước đứng lội khoẻ lắm, có sợ thì bám lấy bè chuối. Bộ anh hổng biết lội hả?

– Ai nói ? – Bách hơi… tự ái và tuột xuống nước.

Bách quạt mấy đường bơi ếch, khoan khoái thiệt! Nước sông lờ đờ những hạt phù sa, không trong xanh như nước hồ bơi trên thành phôi Thỉnh thoảng một đám lục bình trôi ngang đụng vào Bách nghe ớn ớn. Hình như cu Tỏn chẳng biết sợ là gì, nó lôi đuổi theo túm lấy lá lục bình mà giỡn. Nó còn đón mấy trái mù u trôi lềnh bềnh trên nước lâu ngày, đen thui và đổ nhớt nhờn nhợt ném vào người Bách.

– Em dắt anh Bách đi chơi hết con rạch này nghen!

Hai anh em lại ngồi lên bè, người sũng nước. Càng vào sâu, con rạch càng phình ra như chiếc túi ai thổi căng đầy không khí. Hai bên bờ, dây leo và cây dại rất nhiều, dù buổi trưa nắng gắt, nhưng con rạch vẫn dìu dịu mát. Vài vết nắng nằm dài trên mặt nước lung linh. Mây năm trước, mỗi lần về đây, Bách thường đi chơi với thằng Tọt. Hai đứa hay đi câu hoặc ra đồng kiếm dế, thả diều. Trạc tuổi, chơi với nhau vẫn khoái hơn, Bách dường như không để ý tới cu Tỏn mà mỗi khi nó nẹo nẹo đòi theo là bị thằng Tọt nạt cho một mách…

Tự nhiên thằng Tỏn lái chiếc bè đâm vô bờ.

– Làm gì vậy? – Bách hỏi.

Nó nhe răng cười, nhảy thót lên. Nó đu lên cành cây, níu xuống hái cho Bách một trái xanh bóng, cứng cứng, hình dáng giông giống cái bánh giầy vừa tròn, hơi dẹp.

– Anh Bách ăn đi, ngon ghê lắm !

Bách hồ hởi cắn vào một miếng, chua thấu mây xanh, nước miếng trong miệng cứ tươm ra.

– Ngon hơn trái me, trái cóc luôn, thấy hông?

Nó leo xuống bè, chòng chành…

– Đố anh trái gì? – Nó ngoái đầu lại.

– Ai mà biết? – Bách muôn nổi cáu.

– Trái bần! Đố anh cách nào biết được là trái bần?

– Trời ơi, anh chịu thua em đó!

– Vậy mà cũng hổng biết, anh cứ hái đại, hễ trái nào chua té… re, là nó đó !!!

Cu Tỏn ngửa mặt lên cười, trông nó thiệt là láu. Bách cũng thấy vui vui, nghe tên trái bần lâu rồi, giờ mới biết… mặt.

Mải chơi, bè đã đến khúc cùng của con rạch lúc nào không hay. “Ở đây đợi, em đi công chuyện chút nghen”. Cu Tỏn chúi xuống nước, lặn mất tiêu. Bách loay hoay tìm cách buộc dây bè vào gốc cây gãy trên bờ, để nó đừng trôi đi.

Lâu thiệt lâu, Tỏn vẫn chưa quay lại. Nước rạch bắt đầu chảy đổ ra sông. Bách nóng ruột quá, nhìn dòng nước cuôn lá mục trôi đi, không biết cu Tỏn lặn hay bơi đi đâu, Bách hốt hoảng thật sự. Tay Bách lạnh ngắt, nó lầm rầm trong dạ “Vái ông Địa, ông Đất, ông Sông…”.

“U… u… u…”.

Có tiếng hú từ trong đồng vọng ra. Bách ngóng về phía đó:

– Hiệp sĩ nhãn đây!

Từ trong bụi rậm, thằng cu Tỏn phóng ra, cum tay trước mặt Bách. Đầu nó đội chiếc lá sen non, còn người quấn dây luộc và nhãn vắt chùm chùm khắp người. Mùi nhãn chín thơm phức.

– Trời ơi ! Em làm anh lo quá!

Cu Tỏn toét miệng cười:

– Em hái cho anh Bách nè, ăn thử đi! – Nó ngửa cổ lên, để lộ những trái nhãn con con – nhãn hột tiêu – rồi giơ tay ra – nhãn lồng!

– Cái thằng nhóc này thiệt là…

Chưa hết ngỡ ngàng thì cu Tỏn lại vỗ tay lộp bộp. Thằng Tọt lù lù bước ra. Bách mừng quá, phóng lên bờ, hai đứa vỗ vai nhau đôm đôp.

– Anh Tọt thả bè về với anh Bách đi, có anh Tọt, anh Bách sẽ không buồn. Em ở lại giữ vườn cho.

Bách và thằng Tọt ríu rít. Thằng Tọt mấy bữa nay ở giữa vườn nhãn và coi bán cho lái.

Thằng cu Tỏn ngồi chồm hỗm dưới bóng râm, tay cầm cái que gạch nguệch ngoạc trên đất. Bách chạy đến vuốt đầu nó:

– Anh không về đâu, anh ở lại đây với cu Tỏn và anh Tọt nữa. Ba đứa mình cùng chơi và giữ vườn nhãn hén!

Cu Tỏn mắt sáng rỡ, phóng lại đu ôm cổ Bách hét lên:

– Hoan hô…!

Những vòm nhãn lao xao. Tiếng của thằng cu Tỏn, thằng Bách, thằng Tọt cứ líu ríu như tiếng chim giữa vườn trưa im vắng.

 

Ý nghĩa

Về nông thôn nghỉ hè, Bách được sông gần gũi với cu Tỏn hồn nhiên, tinh nghịch nhưng tháo vát và tôi bụng. Điều đáng quý là từ lúc biết cu Tỏn, Bách càng cảm thấy yêu thương và không muốn rời xa những người bạn nhỏ nơi miền quê sông nước ây.

Nin Hơ-gớc-xơn tí hon và lũ sóc

Hôm ấy, chủ trang trại nọ bắt được một con sóc cái trong rừng mang về. Mọi người trong trang trại từ già đến trẻ đều thích thú ngắm con vật bé nhỏ, có cái đuôi đẹp, đôi mắt tò mò và thông minh, linh lợi.

Bài học đầu tiên của Gấu con

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn...

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.

Niềm vui bất ngờ

Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi vườn Bách thảo. Đi đến vườn Bách thảo phải đi qua Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc ở đấy.

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự trực nhật hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử tới gác.

Abraham Lincoln

Abraham Lincoln sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi Lincoln còn nhỏ, gia đình cậu rất nghèo. Không có tiền đi học, ngày ngày Lincoln phải theo cha đi khai khẩn đất hoang và trồng trọt...

Chim sâu xử án

Chim Sẻ kiện Chim Khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Khắp vườn cây nhớn nhác cả lên.

Quả táo của Bác Hồ

Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước.