Thầy giáo mới

Thầy giáo mới ngay từ sáng hôm nay đã làm cho tất cả chúng tôi rất thích.

Khi chúng tôi đang lần lượt vào lớp và thầy đã ngồi vào chỗ của mình, chốc chốc chúng tôi lại thấy những học trò của thầy năm ngoái, đi qua đều bước vào cửa chào thầy:

- Chào thầy ạ! Chào thầy Péc-bô-ni ạ!

Có những cậu bước vào bắt tay thầy, rồi vội vàng chạy ra. Rõ ràng đám học trò cũ đều rất mến thầy và rất muốn lại được học với thầy. Còn thầy chỉ trả lời đơn giản: “Chào cậu” và bắt những bàn tay chìa ra phía thầy, nhưng chẳng nhìn ai cả. Mỗi lần chào lại, thầy đều nghiêng mình vẻ nghiêm trang, mặt quay về phía cửa sổ, nhìn sang mái nhà trước mặt. Đáng lẽ làm cho thầy vui, thì những sự biêu lộ tình cảm của học trò cũ hình như làm cho thầy đau khổ.

Rồi lại đến lượt thầy nhìn chúng tôi, những học trò mới, hết đứa này đến đứa khác, một cách chăm chú. Vừa đọc chính tả, thầy vừa bước xuống bục và đi vào giữa các dãy bàn của chúng tôi. Chợt nhìn thấy một cậu mặt đỏ ửng và đầy những nốt sưng đỏ, thầy liền ngừng đọc, lấy hai tay ôm đầu cậu bé, hỏi cậu làm sao, rồi sờ trán xem cậu có sốt không. Trong lúc đó, thì ở sau lưng thầy, một cậu đứng ngay lên trên ghế và bắt đầu múa may như con rối.

Thầy giáo quay lại, cậu ta vội ngồi xuống và cúi gầm mặt, chắc mẩm thế nào cũng bị mắng một trận. Nhưng thầy Péc-bô-ni chỉ đặt tay lên vai cậu bé dại dột và nói: “Đừng làm thế nữa nhé!”. Chỉ thế thôi. Rồi thầy lại trở về chỗ, đọc nốt bài chính tả.

Xong bài chính tả, thầy lặng thinh nhìn chúng tôi một lúc, rồi nói với chúng tôi bằng một giọng hết sức hiền từ:

- Nghe đây, các con! Chúng ta sẽ sống chung với nhau cả một năm, thầy trò ta cùng cố gắng làm sao cho năm nay thật tốt. Các con phải chăm và ngoan. Thầy không có gia đình. Chính các con sẽ thay cho gia đình của thầy. Năm ngoái thầy còn mẹ, nhưng nay mẹ thầy đã mất. Giờ thầỵ chỉ có một mình, thầy chỉ còn các con trên đời này nữa mà thôi. Thầy chẳng còn ý nghĩ nào, tình cảm nào ngoài các con ra. Các con phải là đàn con của thầy. Thầy sẽ rất thương các con và các con cũng phải thương thầy. Thầy không muốn phạt một ai. Các con hãy cho thầy thấy các con là những đứa trẻ chân thành, dũng cảm. Trường học của chúng ta sẽ là một gia đình và các con sẽ là niềm an ủi và niềm tự hào của thầy. Thầy không yêu cầu con phải trả lời, vì thầy tin chắc rằng tự trong lòng, tất cả các con đều đã nói: “Vâng ạ”, và thầy xin cảm ơn các con.

Vừa lúc ấy thì hết giờ học. Tất cả chúng tôi đều im lặng ra khỏi lớp. Cậu học trò lúc nãy đứng lên ghế làm trò, bước lại gần thầy và hỏi thầy, giọng run run:

- Thưa thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ ?

Thầy giáo hôn lên trán cậu và nói:

- Biết lỗi của mình là tốt, con ạ ! Thôi, con về đi.

Các em nhỏ và cụ già

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Cái ổ gà

Chiều nay, Dũng đứng chơi trước cửa chờ đón bố về. Dũng nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở một bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì một chiếc xe khác ở phía trước xô tới.

Nhà bác học Ga-li-lê

Khi còn là giáo sư toán ở trường đại học Pi-dơ, một hôm Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên: vật nặng không bao giờ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Võ sĩ bọ ngựa

Một ngày thu, mẹ Bọ Ngựa đưa con tới một bụi hoa hồng. Bà chọn một cành hồng còn sót nhiều lá tươi nhất và bảo: Con hãy ở lại trong cành cây này. Đói thì đã có lá tươi để ăn...

Hai bàn tay

 Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi: Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Bẫy cò

Năm ấy tôi mười hai, còn bé Vin lên bảy. Vào dịp hè, chúng tôi được tự do chạy nhảy. Vin tết tóc thành hai dải, thắt nơ xanh, bám theo tôi như chiếc bóng.

Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ!

Khướu là một cậu học sinh lém lỉnh. Trong lớp, lẽ ra ngồi nghe cô giáo giảng bài và chăm chú theo dõi cô viết trên bảng thì cậu bé hết quay sang bên phải lại xoay sang trai ba hoa chuyện trò với bạn.