Trò chuyện với loài chim

Như con em bao gia đình nông dân nghèo ở làng Phú Thạch dưới chân núi Bạch Mã, ngày ngày, Trương Cảm phải theo cha vào rừng kiếm sống. Mỗi khi đi rừng, Cảm rất thích nghe tiếng chim hót. Nghe rồi mê quá liền cố bắt chước. Đến năm học lớp 6 thì Cảm đã có thể bắt chước được tiếng của nhiều loài chim : lúc líu ríu gọi bầy, lúc véo von thánh thót, lúc cao giọng thách thức, khi lại chành choẹ như hờn ghen…

Năm tháng trôi qua, cậu bé Cảm ngày nào đã trở thành thanh niên. Cả vùng biết lòng say mê rừng và biệt tài gọi chim rừng của anh.

Một ngày, vào năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Thế giới Bảo vệ các loài thú hoang dã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ. Biết Trương Cảm hiểu tập tính và bắt chước được tiếng kêu của trĩ sao, Chi cục Kiểm lâm mời anh vào làm nhân viên của Chi cục. Lúc đầu, anh được giao nhiệm vụ nuôi chim thú quý bị lâm tặc bẫy. Thường những con chim, thú này khi về đến tay kiểm lâm thì đã yếu lắm, một số con còn bị thương, nếu không biết cách nuôi thì chúng sẽ chết. Nhờ bàn tay khéo léo của Cảm mà lũ chim, thú này không chỉ thoát chết mà còn sống thoải mái như trong môi trường tự nhiên.

Trương Cảm làm việc ở Trạm Kiểm lâm tít trên đỉnh Bạch Mã cao hơn 1600 mét, quanh năm mây phủ. Ngoài những lúc tuần tra bảo vệ rừng, Cảm còn kiêm luôn cả hướng dẫn viên du lịch, phục vụ khách tham quan. Những lúc rỗi rãi, anh lại gọi chim ra chơi với mình. Cảm khum khum hai lòng bàn tay, đưa lên miệng, má phồng lên “Ro ro ro!” Đó là tiếng khướu gọi bạn. Một đàn khướu từ đâu đó bỗng bay đến hót vang. Lát sau, anh chuyển sang tiếng chim gáy “Cúc cu… u… u”, khiến mấy con chim gáy đang mải miết ăn ở xung quanh Trạm dỏng cổ lên gáy ầm ĩ. Cảm cho biết trong 333 loài chim ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, anh đã gọi được hơn 200 loài.

Không chỉ gọi được chim, anh còn hiểu rõ tập tính của từng loài nữa: Ma mãnh, đẻ mà không làm tổ là tu hú, bìm bịp và bắt cô trói cột. Chúng cứ rình tổ chim quyên vắng chủ là tha trứng đi rồi đẻ trứng vào đó, báo hại chim quyên è cổ ra nuôi lũ “xanh vỏ, đỏ lòng”. Loài dũng mãnh và có tính cộng đồng cao là chim chơ rao (chèo bẻo). Con diều hâu nào bay qua có ý định ăn cắp trứng là cả bầy chơ rao bay lên vừa mổ vừa kêu ầm ĩ. Mặc dù chỉ to bằng một phần mười diều hâu nhưng lũ chơ rao cũng đánh cho diều hâu phải chảy máu đầu mà bay dạt đi chỗ khác. Loài chim “đa thê” nhất là trĩ, một chim trống có tới 3, 4 chim mái. Ngược lại, loài khướu rất chung tình. Trước đây có người thợ săn bẫy được con khướu trống, ba năm sau quay lại, con khướu mái vẫn ở đó, buồn bã, ủ rủ, đơn độc, ngày ngày cất lên tiếng kêu thảm thiết, não nề.

Trong những năm tháng làm việc ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Trương Cảm đã không nhớ nổi bao nhiêu lần biểu diễn tài nghệ bắt chước tiếng chim, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Chiếc áo len

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm.

Stephen Hawking – người khuyết tật vĩ đại

Stephen Hawking sinh năm 1942 ở Oxford (Anh). Năm Hawking bước vào trường đại học học khoa Vật lí, anh bị mắc một chứng bệnh quái ác – bệnh rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh.

Chiếc rễ đa tròn

Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống.

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Cá đi ăn thề

Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá.

Đường Dần bái sư học nghề

Đường Dần, tự Bá Hổ, từ nhỏ đã tỏ ra thông minh lanh lợi, tài học hơn người. Đường Dần đã từng bái ông tổ trường phái hội họa Ngô Môn là Thẩm Châu làm thầy, một năm sau, cậu bé Đường Dần đã thể hiện được tài năng hội họa xuất chúng...

Bác sĩ Gõ Kiến

Bác sĩ Gõ Kiến là bạn của núi rừng. Bác sĩ đi đến đâu cũng râm ran tiếng chào hỏi.

Bác Hồ ở Slum-Lực

Mùa xuân năm 1944, để tránh không cho giặc Pháp dồn làng bắt thanh niên, các đồng chí cán bộ cách mạng ở Pác Bó tổ chức di chuyển nhà cửa sang Slum-Lực lập làng mới giữa một vùng núi non trung điệp. Mỗi người chung sống trong một nhà tập thể.