Đôi bạn

Làng Mèo Tà Pình và làng Mán Động Hía thù nhau từ đời này qua đời khác chỉ vì cái chuyện giữa nhà thống lí Mèo và nhà vua Mán. Ngày ấy, con ngựa mà thống lí Mèo quý như vàng được thả ra ăn cỏ đã đi qua gốc cây bứa làm ranh giới giữa hai làng, đạp bừa, nhai nát nương dưa của vua Mán ở Động Hía, đúng vào lúc mẹ vua Mán đi thăm nương. Mẹ vua Mán tức giận, rút dao rừng, chém liền hai nhát vào đầu gối chân sau ngựa. Con ngựa co một chân lọc xọc chạy về, máu chảy ròng ròng. Con trai thống lí thấy ngựa bị chém què, liền lấy nỏ và tên thuốc độc lần theo vết máu ngựa mà tìm. Bấy giờ mẹ vua Mán chém ngựa xong đã quay về, chẳng may một chị con gái Mán đi hái chè trong rừng vừa tới nơi. Con trai thống lí bật nỏ, bắn trúng ngực chị. Chị lảo đảo chạy về làng, ngã gục, tay vẫn nắm chặt mũi tên của người Mèo. Từ đấy hai làng thù nhau. Cây bứa lâu đời vẫn chưa đổ, giờ nó già cỗi, cao chót vót.

Cho tới năm 1948, giặc Pháp chiếm dưới chân núi, bắn súng cối lên nương người Mán, nương người Mèo. Nương dưa của người Mán bị đạn phá tung lên, hỏng cả. Nương ngô của người Mèo đẹp như những cánh đồng hoa cũng bị bắn nát. Cả hai làng Tà Pình và Động Hía đều ghét thằng Pháp.

Mấy lần liền, cán bộ Cụ Hồ lên dạy người Mán đánh giặc giữ làng, tăng gia sản xuất. Thiếu niên Mán tổ chức thành một đội liên lạc. Cán bộ biết chuyện thù hằn giữa Tà Pình và Động Hía, đã khuyên người Mán nên đoàn kết với người Mèo. Người Mán mới đầu không nghe, sau dần dần cán bộ nói : “Cụ Hồ bảo Kinh, Thổ, Thái, Mán, Mèo, Mường là anh em một nhà. Chuyện thù hằn kia là không tốt. Đáng lẽ là việc của hai nhà thống lí Mèo và vua Mán, sao lại là việc của hai dân làng ?” Ai cũng khen cán bộ nói phải. Làng Mán đã muốn làm lành với làng Mèo nhưng họ nhà vua Mán không bằng lòng. Sau đó, cán bộ từ làng Mán sang làng Mèo cũng làm như vậy nhưng thống lí Mèo lắc đầu quầy quậy.

Buổi sáng hôm ấy, mặt trời lên đỏ ửng trên các ngọn núi trước mặt. Vừ A Sình tỉnh dậy. Cậu vừa mở hai mắt ra đã nghe thấy tiếng xay ngô ù ù. Cậu nhảy tót ra ngoài cửa, lấy tay hứng nước đắp lên mặt.

Bỗng nhiên đàn chim từ mái nhà bay vù vù về phía Động Hía, vừa bay vừa hót “chà chích, chà chích”. Sình nói một mình : “Sao chim không ở Tà Pình mà lại bay về Động Hía ? Bắt được một con thì thích quá.”

Cậu nâng vạt áo lên lau mặt. Nghĩ một lát, cậu vò chỏm tóc, rồi chạy thụt vào trong nhà.

Mẹ cậu đang xay ngô. Thấy con xách cái lồng bẫy chim từ trên vách xuống, bà hét lên cho to hơn tiếng cối xay:

– Mày bắt chim, Tây nó lên, mày chạy sao kịp ?

– Con chạy kịp chứ. Nó đến làng Mán Động Hía trước chứ.

– Mày sang quá đất Tà Pình, người Động Hía nó chém cho đấy.

Sình chưa nghe hết lời mẹ đã xách cái lồng ton ton chạy về phía có đàn chim bay. Miệng cậu chúm lại huýt sáo theo tiếng chim. Con chim mồi trong lồng cành cạch nhảy hót theo. Đi được một quãng thì vắng tanh. Con chim hú hò nào bỗng dưng kêu bạn giữa ban ngày làm cho Sình bắt đầu sợ. Tiếng chim trong lồng lại hót lên “chà chích, chà chích”. Tiếng chim trong vắt như khêu gợi làm cho cậu chúm mồm huýt theo. Thế là Sình lại đi.

Cây búa ngăn cách hai làng Tà Pình và Động Hía đã sờ sờ trước mặt. Cậu bé dừng ngay lại, nhìn quanh. Cậu buộc lồng chim lên một cành cây, mở cửa ngăn bẫy, rồi núp vào một lùm cây dại, mồm huýt sáo theo tiếng chim. Con chim mồi hót theo. Mấy con chim nghe tiếng hót, từ trên cành cao nhảy dần xuống cành thấp. Trống ngực Sình đập thình thình. Nhưng lũ chim chẳng vào lồng cho. Chúng cứ nhảy loanh quanh.

Bỗng dưng “cách” một cái. Không phải lũ chim dại đột đã mắc cạm của Sình mà chính con mồi đã nhoi ra từ lúc nào. Sợi dây buộc chân bị vướng cành nên nó chỉ nhảy chứ không bay được.

Cậu bé người Mèo hoảng hốt, từ trong bụi cây nhảy xổ ra vừa đuổi vừa vồ. Con chim thoắt bỗng bay sang bên kia cây bứa. Thế là đất Động Hía rồi. Sình bỗng dưng thừ người ra, không dám bước bạo sang. Con chim bay loạng choạng rồi nằm nép mình trong một bụi cây.

Đột nhiên đám chè của người Mán động đậy. Một chú bé Mán nhảy ra. Chú cũng nhỏ như Sình, đầu quấn cái khăn tày vố to hơn người. Chú đuổi bắt con chim. Con chim thấy người đuổi, lại loạng choạng bay.

Sình lo quá. Thằng bé kia nó bắt mất con chim thôi. Sình phùng mồm. Hai bàn tay nắm chặt lại. Hai chân giậm bành bạch. Sình dậm doạ cậu bé Mán :

– Lấy con chim của tao à ? Tao mà sang, tao chém chết.

Cậu bé Mán đã bắt được con chim. Cậu cầm bằng hai bàn tay úp vào nhau gượng nhẹ và quay lại. Đi khụng khiêng tới gần cây bứa, cậu nói dõng dạc :

– Tao không sợ mày chém. Tao có dao, mày không có dao.

Sình run bắn người lên. Mình không có dao thật. Mà con dao của nó thè lè quá đầu gối kia. Sình quay đầu toan chạy nhưng cậu bé Mán đã nhảy quá sang địa phận Tà Pình.

Hình như đã quá sợ, Sình chống tay vào háng, mắt lừ lừ. Con mắt người Mèo dài như chiếc lá răm. Hai con mắt của người Mán tròn xoe, đỏ lừ nhìn lại. Sình giữ thế thủ. Cậu bé Mán lừ lừ cặp mắt:

– Mày định đánh nhau à ? Mày không có dao, tao có dao. Nhưng tao không đánh mày đâu.

– Mày không đánh tao nhưng mày lấy con chim của tao, tao phải đánh mày chứ.

– Tao không lấy con chim của mày. Cán bộ Cụ Hồ bảo phải đoàn kết nên tao không lấy của mày.

– Cán bộ Cụ Hồ là vua Mán à ?

– Không phải, mày chưa biết. Mày cầm con chim này mà về đi.

À, sao thằng bé Mán lại tốt thế nhỉ ? Cha mẹ ta bảo người Mán ác lắm kia mà. Sình nghĩ vậy, đưa tay nhận lại con chim, tay vẫn còn run.

– Mày về xay ngô cho mẹ để mẹ lên nương bẻ hết ngô về đi. Để thằng Tây lên, nó không cướp được.

– Tên mày là gì ?

– Tao là Triệu Đại Mã, con Triệu Kim Đan.

– Tao là Vừ A Sình, con Vừ A Dếnh. Mày có chơi với tao không ?

– Chơi chứ! Cán bộ Cụ Hồ bảo người Mèo, người Mán là anh em mà.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Tiếng bom Sa Diện

Thời Pháp thuộc, bọn thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nhân dân ta thậm tệ. Già, trẻ, trai, gái hết thảy đều căm ghét chúng. Nhiều thanh niên ưu tú không cam tâm làm nô lệ đã tìm đường ra nước ngoài học tập và làm cách mạng.

Cái miệng của Ếch con

Có một chú Ếch con sống trong một cái ao nọ. Chú ta có một cái miệng rất rộng và bắt mồi cũng rất giỏi. Ếch con và Én con là bạn thân của nhau. Một bạn thì biết bay và có thể bắt côn trùng trên cao...

Ếch mẹ may quần áo

Ếch mẹ ngồi bên bờ ao khóc thút thít, thì ra là những đứa con nhỏ của nó đã bị dòng nước cuốn đi mất rồi. Cóc mẹ nhìn thấy thế mới nói: Cô Ếch à, đừng khóc nữa, phải giữ gìn sức khỏe của mình nữa đấy...

Cặp sừng và đôi chân

Mỗi ngày, Hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

Món quà của cô giáo

Hôm thứ hai đầu tuần, cô giáo Hươu Sao nói với cả lớp mẫu giáo lớn: Các con sắp được nghỉ hè rồi. Tuần này ai được phiếu bé ngoan, cô sẽ tặng cho một món quà...

Cây phượng già

Tối thứ bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lủ trẻ xóm Đông lại tụ tập ở gốc phượng già đầu xóm để nô đùa. Hơn bảy giờ, cả hội đã đủ mặt, chỉ thiếu Hùng.

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Đi tìm bạn

Thỏ Xám và Nhím Xù là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Những buổi sáng mùa hè, hai bạn rủ nhau là bờ suối hái hoa, đào củ. Những buổi tối mùa thu hai bạn kéo nhau ra bãi cỏ nô đùa dưới ánh trăng.