Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Năm 1938, trong kì thi nội trú đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, anh là người duy nhất đỗ vào khoa ngoại. Thời trai trẻ của anh trôi qua trong bốn bức tường của bệnh viện Phủ Doãn (bệnh viện Việt Đức ngày nay), lúc đó là bệnh viện thực hành của Trường.

Miệt mài suốt bốn năm (1935- 1939) trong các phòng mổ xác, bác sĩ trẻ Tôn Thất Tùng đã mổ hơn 200 lá gan người chết. Một chiều mùa đông năm 1939, với một dụng cụ thô sơ là cái nạo xương, anh đã phẫu tích thành công, làm lộ rõ cơ cấu lá gan. Khám phá của anh được tặng Huy chương Bạc tại Đại học Y khoa Pa-ri.

Tiếp tục miệt mài nghiên cứu, đến năm 1941, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã đề xuất kĩ thuật cắt gan mới: Tìm và buộc các mạch máu trong gan trước khi cắt. Sau đó, anh đã cùng thầy học là giáo sư May-ơ-may cắt thành công một thuỳ gan trái.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, bác sĩ Tôn Thất Tùng được cử làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Kháng chiến bùng nổ, ông hết lòng xây dựng mạng lưới y tế kháng chiến, động viên nhân viên bệnh viện Phủ Doãn và các sinh viên y khoa tham gia kháng chiến và cho di dời hầu như toàn bộ dụng cụ y tế, thuốc men của bệnh viện lên chiến khu. Tự ông lúc nào cũng mang theo bên mình bộ đồ mổ. Những lần bị giặc vây ở Bắc Kạn, Chiêm Hoá, nhà cửa, tài sản của ông bị đốt trụi nhưng bộ đồ mổ – vật bất li thân của ông – thì không suy suyển.

Vừa dạy học để đào tạo đội ngũ bác sĩ thực hành cho kháng chiến, vừa cầm súng, cầm dao mổ, ông luôn có mặt trong các trạm phẫu thuật tiền phương của nhiều chiến dịch lớn như Sông Lô, Hoàng Hoa Thám, Điện Biên Phủ,…

Rồi kháng chiến thành công, hoà bình lập lại. Năm 1962, ông hoàn thiện phương pháp cắt gan khô. Phương pháp này được ghi vào từ điển y khoa với tên gọi “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Ông được mời đi báo cáo ở nhiều nước. Giới y học sửng sốt với phương pháp cắt gan của giáo sư Tôn Thất Tùng không chỉ vì thời gian cắt gan kỉ lục từ 4 đến 8 phút cho một ca mà còn vì tỉ lệ an toàn cao nhất: 600 ca thành công chỉ riêng từ năm 1961 đến 1975. Điều đáng ngạc nhiên nữa là giáo sư Tôn Thất

Tùng mổ gan không phải bằng dao điện hay tia la-de mà chỉ bằng dụng cụ thông thường cùng những cái kẹp. Vì thế, kĩ thuật cắt gan của ông đã nhanh chóng được phổ biến khắp nơi trên thế giới, ở nước giàu và ở cả những nước nghèo.

Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều huân chương cao quý khác. Sau khi mất, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Chú sóc thông minh

Trên cành cao, một chú Sóc đang vui vẻ nhảy nhót. Dưới đất, có con Sói đang đi tìm bữa điểm tâm. Nhìn thấy Sóc, Sói nghĩ cách để ăn thịt Sóc, bèn nói: Chúc buổi sáng tốt lành!

Chàng nô lệ An-rốc-cơ và sư tử

Một chàng nô lệ tên là An-rốc-cơ có một lần thoát khỏi tay chủ, bỏ trốn vào rừng sâu. Khi đang lang thang thì An-rốc-cơ bắt gặp một con sư tử đang nằm rên rỉ dưới gốc cây.

Bông sen trong giếng ngọc

Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Người con gái miền đất đỏ

Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người.

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Một que diêm

Sau khi đến thăm nhà câu lạc bộ, nhà ăn và ra xem chuồng lợn, Bác đi vào bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi của đơn vị đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống...

Cá chuối con

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng, cái chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre.

Ông chủ cửa hàng bánh kẹo

Tại vùng Tơ-lan-păng có một cửa hàng bánh kẹo nổi tiếng của bác Phơ-lip. Không ai biết cửa hàng này có từ bao giờ, chỉ biết bác Phơ-lip đã nối tiếp nghề nghiệp của cha ông từ ba đời nay, và được nhân dân trong vùng quý mến.

Cuộc họp của chữ viết

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng dạc mở đầu.