Ba chú dê con

Một buổi chiều nắng gắt.

Trên sườn đồi vắng vẻ, ba chú dê con rủ nhau đi ăn cỏ. Chúng chạy nhảy vui đùa, chẳng sợ gì ánh nắng tháng năm gay gắt thiêu đốt.

Xế chiều, cảm thấy khát, ba chú dê con kéo nhau đi tìm nước uống. Chúng chạy quanh chân đồi chạy vào khu rừng kế cận vốn có dòng suối trong mắt. nhưng cái nắng thiêu đốt đầu hè đã làm dòng suối khô cạn mất rồi. Ba chú dê con mệt nhọc kéo nhau đi về phía làng. May sao khi đến bên bụi tre, chúng thấy có một chậu đất sứt miệng, bên trong còn sót một ít nước. Cả ba mừng rỡ kêu lên “be be” rồi cùng nhau nhào vào uống.

Được vài hớp thấy đỡ khát,, ba chú nhìn nhau mỉm cười thích thú. Chúng tưởng tượng giá chậu nước biến thành chậu sữa thì khoái biết mấy. Ba chú dê con hẹn nhau hôm sau sẽ góp sữa cùng uống.

*

Hôm sau tại nhà dê Xám, dê mẹ đã vắt sữa vào đầy bầu rồi choàng vào cổ dê con.

Dê Xám ra khỏi nhà, nhảy nhót đùa giỡn với mấy cậu bướm đang bay lượn bên các cành hoa còn đọng sương.

Nắng mai lên cao, dê Xám dừng chân nằm dài lên bãi cỏ sưởi nắng. Mõm chú gác lên bầu sữa, đôi mắt lim dim. Bầu sữa hơi nghiêng và chảy ra vài giọt trắng muốt. Dê Xám nghểnh mũi đánh hơi rồi nghiêng đầu nhìn những giọt sữa đọng trên lá cỏ.

- Chà thàm quá!

Chú đứng dậy thè lưỡi liếm sạch mấy giọt sữa. Vị ngọt thơm thấm dần trên đầu lưỡi làm chú chép miệng mấy cái. Bầu sữa đeo trước cổ cứ đong đưa theo cử động của chú. Dê Xám ngẩng đầu suy nghĩ, lại quay nhìn bầu sữa, trong long day dứt vô cùng. Bước đi được vài bước, chú lại liếm mép. Nhưng chú vẫn quyết tâm cúi đầu bước đi. Ác thay, khi cúi đầu, bầu sữa lại tuột xuống đong đưa trước mũi theo bước chân chú. Sau cùng, không cầm long được, dê Xám cho bầu sữa ra khỏi cổ, mở nắp, uống cạn cả bầu. Ngồi thẫn thờ trên bãi cỏ, dê Xám giật mình nghĩ đến cuộc hẹn với hai dê con. Chú ngại ngùng, lủi thủi quay trở về. Nhưng khi đến gần một ngôi nhà, dê Xám bỗng chú ý đến một cô bé đang đổ nước vo gạo vào một cái chum nhỏ.

- Ồ, cái thứ nước ấy cũng trăng trắng giống hệt như sữa trong bầu của mình vậy.

Một ý nghĩ nảy ra, dê Xám đợi cô bé đi vào nhà, liền đem bầu đến nhúng vào chum nước gạo. Bầu đã đầy và nặng trĩu, dê Xám quay trở lại tiếp tục đi lên đồi.

Tại nhà dê Trắng, dê mẹ âu yếm nhìn theo dê con mang bầu sữa, vừa hớn hở ra đi vừa ngoảnh đầu lại từ giã mẹ. Dê Trắng băng qua hai đồi dốc, nên cảm thấy mệt và khát khô cả cổ, nhất là hôm nay nắng sớm, khí trời oi bức hơn. Khi ra đi, bình sữa thấy nhẹ, nhưng bây giờ lại thấy nặng lạ thường. Xuống đến chân đồi, chỗ có nhiều câu thong, dê trắng dừng chân nghỉ dưới bóng mát. Chú tháo bình sữa ra khỏi cổ để lên một phiến đá kề bên. Dê ta uốn mình vươn cổ cho thoải mái, rồi chăm chăm nhìn bình sữa. Chú mở bình, nếm thử một hớp rồi để lại chỗ cũ. Chú cảm thấy đỡ khát và dễ chịu. Lúc đó dê mới tựa vào gốc cây nằm nghỉ, nhưng mắt vẫn ngó chừng bầu sữa. Chú bỗng thấy bình sữa thay đổi màu sắc biến thành một bình hoa, rồi từ bình hoa đó hương thơm tỏa ra ngào ngạt. Chú hít lấy hít để mùi thơm đó. Chịu không nổi, chú bật dậy thò mõm vào bình sữa tu một hơi không nghỉ. Bụng đã no căng, chú cảm thấy thoải mái, liền bước theo con đường mòn đi bang qua một thôn nhỏ dưới chân đồi. Bên đường có một ngôn nhà lá, ngoài sân dựng nhiều vỉ tre phơi đầy bánh đa. Thấy lạ, dê dừng chân đứng nhìn, rồi tò mò quan sát vào bờ rào ngôi nhà. Chú bỗng chú ý đến một chậu nước trắng đục bên cạnh cối xay bột.

- Ồ, sao mà giống sữa thế?

Bên trong rào không có người, chú đánh bạo chạy vào múc một bình nước bột.

Đồi thong, nơi hẹn với hai dê con kia chỉ còn một đoạn đường nữa là đến, cho nên bây giờ mang bình nước bột, dê không thấy nặng nhọc như hồi nãy mang bình sữa đi qua hai dốc đồi.

*

Ở một hướng khác…

Chú dê Vàng từ nhà chạy đi được một quãng đường thì dừng lại, tháo bầu sữa mẹ vừa vắt cho, đưa ra hớp một miếng.

- Chà ngon quá! – Chú chép miệng thòm them. Rồi cứ thế cho đến khi đến gần một cái cầu, chú đã uống mất nửa bình sữa.

Chú dừng chân dưới dốc cầu, đứng nhìn những hàng cọc gỗ sơn trắng, trồng dọc hai bên đường chạy lên cầu. Chú quan sát một lúc rồi cười “be be”… thích thú. Dê ta phóng mình, chụm chân đứng gọn lên đầu trụ thứ nhất. Chú ta đã nghĩ ra một trò chơi thích thú. Dê Vàng nhảy chuyền từ cọc này qua cọc khác. Bỗng khi lướt qua trụ thứ mười hai, chú thấy một cái xô sắt, chú quay người lại nhìn. Trong xô có một cái que và lung lung một ít nước màu trắng. Chú cúi nhìn bầu sữa rồi nhìn xô nước vẻ ngạc nhiên. Chú nhảy xuống đất, dùng miệng ngậm cái que ở trong xô kéo ra.

-Ồ, đấy là một cái chổi nhỏ.

Theo cái chổi, mấy giọt nước chảy xuống trắng đục trên nền đường lát nhựa. Dê Vàng tháo bầu sữa đỏ xuống mấy giọt và ngắm nhìn. So sánh hai thứ nước, tuy có đậm nhạt một tý nhưng cùng màu trắng đục như nhau. Một ý nghĩ thoáng qua, dê lắc đầu xua nó đi, nhưng suy nghĩ một chút, chú gật đầu chấp nhận. Chú kêu lên “be be”… mấy tiếng rồi nâng bầu sữa dốc hết vào mồm. Chú còn liếm tới liếm lui cho sạch hết sữa rồi mới nghiêng đỏ xô đổ nước màu trắng trong xô vào bầu. Chú đeo bầu vào cổ tỏ vẻ hài long rồi phóng mình lên trụ cây định tiếp tục trò chơi cũ. Nhưng chú dừng lại ngay vì thấy cây trụ dưới chân khác với mấy trụ kia. Dê quay đầu nhìn về phía cầu, thấy các trụ phía trên đều toàn màu trắng, còn cây trụ dê đang đứng đổ xuống dốc còn giữ nguyên màu gỗ. Dê ngần ngừ rồi lắc đầu nhảy xuống đất tiếp tục đi, không chơi trò nhảy trụ nữa.

*

Ba chú dê con gặp nhau tại bụi tre có cái chậu đất sứt miệng.

Ba chú nhìn nhau, thấy ai cũng có mang cái bầu trên cổ. Mỗi chú đều nghĩ rằng trong bầu của hai bạn đều đầy sữa nên nét mặt của ba chú rất vui.

Ba chú dê treo ba bầu sữa lên mấy cành tre rồi cùng dắt nhau đi ăn cỏ và nô đùa thỏa thích. Cho đến khi mặt trời lên cao, thấy cổ khô rát, ba chú mới nghỉ chơi, quay lại bụi tre. Mỗi chú cầm bầu sữa của mình nâng cao, miệng hướng vào chậu. Nhưng lạ thay, ba chú đều có thái độ khác thường: chú nhắm mắt lại, chú ngẩng đầu nhìn trời cao, chú thì ngoảnh mặt đi chỗ khác. Còn ba bầu sữa thì các chú cố ý nghiêng ra ngoài, không đổ vào chậu đất. Cho đến khi trong mấy cái bầu không còn giọt sữa nào, ba chú mới quay lại nhìn vào chậu đất. Cả ba đều há hốc mồm, trợn mắt, ngạc nhiên vì trong chậu trắng trơn, không một giọt sữa. Cả ba cứ thắc mắc tự hỏi: tại sao lại như thế?

Một lúc sau ba chú mới chịu hiểu, chúng cúi đầu hổ thẹn, không dám nhìn nhau nữa.

Ba chú dê con quay người, ngậm ba cái bầu lê gót về nhà. Mặt trời lúc này chói chang ném xuống người chúng một màu lửa nóng hổi. Vừa khát, vừa mệ, ba chú dê con càng hối hận về việc làm vừa qua của mình.

Hôm sau, từ ba nẻo khác nhau, ba chú dê con lại đến chỗ hẹn sớm hơn, khi mặt trời vừa lên khỏi đỉnh đồi. Trên cổ mỗi chú đều toòng teng một bầu sữa.

Ba chú gặp nhau bên bụi tre, chúng gật đầu chào nhau, rồi cả ba cùng tháo bầu sữa của mình đổ vào chậu. Chúng thận trọng, chăm chú không để giọt sữa nào chảy ra ngoài. Cả ba cùng cúi xuống ngửi, thè lưỡi nếm thử, cùng chắp chắp miệng rồi cùng “be be” lên mấy tiếng hài long. Chúng nhìn nhau cười vui vẻ xác nhận: hôm nay đúng là sữa thật, không giống như hôm qua.

Và ba chú dê con lại tung tăng chạy lên đồi, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.

Xe đạp con trên đường phố

Sáng sớm nay mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe Đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”

Học như cuốc kêu mùa hè

Ngày xưa, Chích Chòe và Cuốc cùng học một lớp. Chích chòe tuy nhỏ nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nên được cô giáo yêu, các bạn mến, bố mẹ thương.

Dê Đen và Dê Trắng

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc...

Kính lúp của Cáo con

Mấy hôm nay Hổ bị ốm nên nhờ Cáo cai quản giúp những động vật trong khu rừng. Cáo hí hửng ra mặt, nó thường xuyên đeo một cái kính lúp trước ngực và nghênh ngang đi lại trong rừng...

Ván cờ đầu xuân

Mới mười ba tuổi mà thằng Hiển đa nổi danh là một tay cao thủ cờ tướng. Thoạt đầu thằng Hiển tập chơi với anh nó ở nhà, rồi do mê cờ, nó mua thêm sách dạy đánh cờ tướng về nghiên cứu các thế “độc chiêu”.

Anh hùng Lý Tự Trọng

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Đường Dần bái sư học nghề

Đường Dần, tự Bá Hổ, từ nhỏ đã tỏ ra thông minh lanh lợi, tài học hơn người. Đường Dần đã từng bái ông tổ trường phái hội họa Ngô Môn là Thẩm Châu làm thầy, một năm sau, cậu bé Đường Dần đã thể hiện được tài năng hội họa xuất chúng...

Quả táo của ai?

Trời về cuối thu. Từ lâu cây đã rụng lá. Cây táo giữa rừng chỉ còn mỗi một quả...

Bông lúa mì

Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất...