Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn. Cậu Bửu dự thi và đỗ cao, từ đó có tiếng học giỏi.

Học lên Trung học, Tạ Quang Bửu nhỏ người lại ít tuổi nhất lớp nên các bạn thường gọi đùa là “người xứ Li-li-pút”. Nhưng về sức học thì ít ai bì kịp anh chàng ở xứ sở tí hon này. Sau ba năm học Trường Bưởi, anh Bửu đỗ đầu kì thi tú tài bản xứ tại Hà Nội. Sau đó, đỗ đầu cả kì thi tú tài Tây. Người đỗ thứ nhì tú tài Tây năm ấy là một học sinh Pháp.

Vì là học sinh xuất sắc nhất, anh Bửu được học bổng sang Pa-ri du học. Anh vào lớp toán đặc biệt, hệ dự bị đại học của Trường Lu-i Lơ Grăng – trường trung học nổi tiếng nhất nước Pháp. Học sinh trường này thường trúng tuyển vào những trường đại học danh tiếng nhất.

Năm 1930, anh Bửu theo học chương trình cử nhân khoa học ở trường đại học nổi tiếng Xoóc-bon. Ở đây, anh không chỉ đến nghe các bài giảng dành cho sinh viên đại học mà còn mạnh dạn dự các buổi thảo luận ở giảng đường dành cho lớp sau đại học nên đã được học nhiều giáo sư có tên tuổi. Trong một kì thi lấy chứng chỉ môn Toán, anh Bửu là một trong bốn sinh viên thi đỗ trên tổng số hơn một trăm người dự thi.

Mấy năm sau, anh Bửu rời Pa-ri xuống Boóc-đô để học thêm về cơ học. Những hiểu biết thu lượm được ở giai đoạn này về sau đã giúp anh có nhiều bài viết về cơ học và trở thành một trong những người sáng lập Hội Cơ học Việt Nam.

Sau thời gian ở Pháp, Tạ Quang Bửu dự thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Ôc-xphớt (Anh), một trung tâm khoa học nổi tiếng. Ở trường này, anh có cơ hội tốt để trau dồi tiếng Anh và học thêm vật lí lượng tử.

Không chỉ say mê khoa học, anh Bửu còn ưa thích âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao. Anh tập chạy, nhảy cao, nhảy xa, đấm bốc, đá bóng, bơi trườn ; đã từng thử sức trong một cuộc thi bơi vượt sông Sen, từng được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh, lọt vào vòng chung kết cuộc thi đấu bóng bàn của sinh viên Pa-ri.

Đặc biệt, Tạ Quang Bửu tinh thông nhiều ngoại ngữ. Từ năm 24 tuổi, anh học trò xứ Nghệ đã thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, đọc hiểu tiếng La-tinh, tiếng Hi Lạp cổ. Về sau, ông còn học thêm tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Ba Lan,… Một lần, ở bên Anh, Tạ Quang Bửu thuyết giáo về đạo Tin lành bằng tiếng Anh hấp dẫn đến nỗi có người tưởng lầm ông là mục sư. Trong những ngày đầu thành lập nước, với tư cách Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bửu đã giúp Bác Hồ (lúc đó kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) soạn thảo những bức công hàm gửi lãnh đạo các cường quốc Nga, Mĩ, Anh và tiếp các nhà ngoại giao Anh, Mĩ.

Giáo sư Bửu có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh nhưng nhớ rất lâu. Trong căn nhà lá giữa rừng Tuyên Quang, tuy chìm ngập trong công việc, ông vẫn dành thì giờ đọc sách, báo toán học bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp. Có lần ngồi trên lưng ngựa, vì mải mê đọc sách, ông đã ngã xuống suối.

Với những hiểu biết rộng rãi và sâu sắc, Giáo sư Tạ Quang Bửu đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho đất nước. Ông từng giữ các cương vị Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, thành viên phái đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị đàm phán với Pháp ở Đà Lạt, Phông-ten-nơ-bơ-lô, Giơ-ne-vơ. Ông cũng là tác giả nhiều công trình khoa học. Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Có một lần

Tôi chẳng muốn kể chuyện này vì tôi thấy ngượng quá. Nhưng dù sao, tôi cũng xin kể để các bạn nghe. Mọi người đều tưởng là tôi bị đau thật, nhưng có phải là tôi bị sưng bộng răng đâu.

Người bạn mới

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

Nhà bác học không ngừng học

Đác – uyn là nhà bác học nổi tiếng trên thế giới. Ông còn rất ham học. Vào một đêm giá lạnh, mọi người đã say ngủ. Con ông chợt thức giấc và thấy phòng cha vẫn còn sáng ánh đèn.

Chàng nô lệ An-rốc-cơ và sư tử

Một chàng nô lệ tên là An-rốc-cơ có một lần thoát khỏi tay chủ, bỏ trốn vào rừng sâu. Khi đang lang thang thì An-rốc-cơ bắt gặp một con sư tử đang nằm rên rỉ dưới gốc cây.

Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.

Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài...

Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Cây gạo cõng mặt trời

Dòng sông nhỏ chảy qua làm cánh đồng lúa bị tách làm đôi. Đường tách ấy, mùa hè nhuốm màu tím ngát của hoa bèo, mùa thu chuyển màu nước xanh biếc mây trời, mùa đông soi bóng những mảng lá vàng...