Thi nhạc

Giáo sư Vàng Anh ngồi trên bục giảng, cái áo đuôi tôm quết xuống đất:

– Các con đã đến đủ chưa? – Ông hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn ngày thường.

Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.

Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những – người trước mặt ông kia.

– Ve Sầu, lên đi! – Giọng ông vang lên.

Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt nâu lấp lánh nhìn khắp lượt.

– Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình.

– Vâng, thưa Giáo sư, đây là bản giao hưởng “Mùa hạ” – Ve Sầu nói.

Mọi người nín thở. Và lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cờ-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt.

Trước mắt Giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoảng mùi hoa thiên lí trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng.

Một trăm phút trôi qua, Ve sầu đã trình diễn xong, Giáo sư vân ngồi ngây ra, sực nhớ :

– Thôi được rồi.

Ông cúi ghi điểm, mắt hấp háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng thì đã khàn đi vì xúc động.

– Gà Trống – Ông gọi tiếp – Đã sửa soạn xong chưa?

– Dạ, đã – Gà kiêu hãnh ngẩng đầu, cái mũ đỏ chói, tấm áo nhung đen pha màu đỏ biếc hài hoà. Bằng những bước đi đĩnh đạc, Gà tiến lên. Không nói, Gà mở đầu khùc nhạc nhan đề “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh khoẻ đầy hứng khởi “tờ-réc… tờ-re-te-te-te…”, bản nhạc tiến triển ngày càng mạnh, dồn dập hơn. Tiếng trom-pét được sử dụng khá tốt.

Gà biểu diễn có duyên, đầy nhiệt tình. Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời đã lên rực rỡ. Âm nhạc chuyển dần sang tiết tấu vui nhộn, dí dỏm. Gà thành công khi sử dụng bộ gõ: “Cục-cục… cục-cục !… cục-cục…” Đôi cánh Gà xoè ra xoay tròn, đầu nghiêng, chân lượn quanh một vòng tròn tưởng tượng.

Thời gian trôi khá nhanh hay chương trình biểu diễn của Gà quá ngắn ? Buổi thi tạm giải lao ít phút. Sau đó là chương trình của Dế Mèn. Dế khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu nhanh nhẹn len qua các hàng ghế trước nhũng đôi mắt đầy gửi gắm hi vọng của mọi người. Dế đứng trên bục cúi đầu xoã tóc rồi bất thần ngang phắt lên. Bản giao hưởng “Mùa thu”. Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suôi nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng, những con bướm vàng vàng bay rối mắt. Mùa thu… Mùa thu… giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyếnTừ đầu đến cuối phần biêu diễn của Dế. Đôi mắt Giáo sư nhoà sau cặp kính vì sung sướng. Nghệ thuật có thê làm được những điều kì diệu nhất – tự nhiên ông nghĩ một cách lạc đề. Tất cả chúng ta sẽ sống say đắm hơn vì những bản nhạc này. Dế Mèn, ta cảm ơn anh…

Buổi thi tạm nghỉ hai tiếng ban trưa. Sang chiều, lại tiếp tục. Giáo sư gọi tên Hoạ Mi. Từ bàn cuốỉ, người nữ thí sinh bước lên, dịu dàng uyên chuyên. Nàng nghiêng đầu chào mọi người. Hoạ mi xuất hiện như một điều kì diệu, tà áo dài tha thướt, một dáng nét biêu lộ cái đẹp của cơ thê.

– Thưa Giáo sư, em trình bày bản giao hưởng “Mùa xuân” – Hoạ Mi nói.

Phần đầu, Hoạ Mi dùng bộ dây, nét nhạc réo rắt say đắm. Bộ hơi dần hoà vào, chuyển sang tiết tấu rạo rực bừng bừng như cuộn trào lên, không có gì ngăn cản được. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Cốc rượu nắng sóng sánh. Hoa đào rộ lên hoa mắt…

Vịt ngả bên này bên kia, quên phát rằng sau Hoạ Mi là đến lượt mình. Chân đập nhịp khe khẽ, Vịt như người vừa uống rượu, không cần biết đây là phòng thi…

– Mời Vịt lên bảng – Tiếng Giáo sư làm Vịt giật thót. Nhưng chàng thí sinh này tỉnh lại cũng khá nhanh. Chững chạc và nhã nhặn, Vịt nghiêm trang lên bục, mắt còn nhìn vẻ xúc động bắt tay những người chúc mừng mình.

– Sau đây, tôi trình bày nhạc phẩm “Ao nhà” – Vịt nói.

Không cần một khoảng im lặng nào, giai điệu đã vút lên vui nhộn ngay từ đoạn đầu. Chân Vịt giậm nhiệt tình, phong cách biêu diễn có phần lôi cuốn khán giả làm mọi người bất giác muôn vỗ tay nhịp theo. “Quạc cờ… quạc quạc !…” – Tiếng cờ-la-ri-nét rất vui đệm theo. Âm hưởng chủ đạo của nhạc phẩm diễn tả một buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn. Những cánh thiên nga trắng nô rỡn với sóng. Đám bèo xanh trây hội. Hoa lục bình là một nàng công chúa soi mình xuống nước. Bỗng nàng đánh rơi chiếc hài vàng, và tôi – như trong nhạc phẩm nói – tức là tác giả, đã lội xuống mò giúp.

“Quạc cờ… quạc quạc !…” Tiếng cờ-la-ri-nét nhộn nhịp, Giáo sư gõ ngón tay theo, rất là không đúng với vị trí người giám khảo.

– Được ! – Ông gật đầu – Chỉ tiếc là hơi bị đơn điệu…

Giáo sư cho Vịt về chỗ, ông đứng dậy vẻ nghiêm trang. Căn phòng hồi hộp im lặng. Hoạ Mi nhìn Dế Mèn, Ve sầu, Vịt nhìn Gà Trống. Mắt Giáo sư dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan.

– Các con ! – Giọng giáo sư cất lên cảm động – Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con. Cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai, các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.

Tác phẩm của các con mỗi người một vẻ, nhưng ta thích nhất là các con đều có bản lĩnh nghệ thuật. Các con đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai cóp nhặt ai, bắt chước ai.

 

Ý nghĩa

Dựa vào đặc điểm về tiếng kêu, tiếng hót của một số loài vật, tác giả đã tưởng tượng ra câu chuyện về một cuộc thi nhạc khá sinh động và thú vị. Sự phong phú, đa dạng của các bản nhạc do các “nghệ sĩ” Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi trình diễn trong hội thi cũng chính là sự phong phú, đa dạng của bản nhạc thiên nhiên kì diệu.

Thế giới tí hon

Sáng chủ nhật, Tô nai nịt gọn ghẽ rồi đi vào làng. Cậu không quên đem theo con dao díp và khẩu súng cao su làm bằng gỗ ổi đã ngả màu đen bóng.

Lợn con giảm béo

Lợn con béo nhất trong số các con vật ở nông trại, chính vì thế mà nó hay bị các bạn trêu chọc nhất. Một hôm, Lợn con quyết định giảm béo bằng cách ăn kiêng...

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Con cú khôn ngoan

Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình...

Hai người bạn tốt

Một hôm, Cá Chình đang bơi lội một mình dưới đáy biển thì bỗng nhiên nhìn thấy một bông hoa rất đẹp ở trên một hòn đá phía xa, bông hoa đó có màu tím, màu xanh và cả màu vàng nữa, thật là đặc biệt...

Hột mận

Một bà mẹ mua mận cho các con ăn sau bữa cơm. Bà để mận trên một cái đĩa ở giữa bàn. Va-ni-a chưa bao giờ được ăn mận nên thèm lắm.

Bữa tiệc trong rừng

Mùa thu đã về, bầu trời trong vắt, không một gợn mây. Không khí trong sạch, thơm ngát mùi hoa dại. Các con vật và chim muông trong rừng vui hẳn lên. Chúng rủ nhau mở hội mừng mùa quả chín.

Vua Lý Thái Tông đi cày

Lý Thái Tông (1000-1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời cũng rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân.

Mẹ con nhà Chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân.