Gà và Cáo

– Mẹ ơi!… Lạc mẹ rồi!…Mẹ ơi!…

Chú Gà rừng con đang kêu khóc bỗng nghe tiếng ồm ồm:

– Lạc mẹ hả?

Một bác gì đó cao lớn, mắt sáng, mồm nhọn râu vểnh, có tới bốn chân, đứng ngay bên cạnh hỏi nó.

– Vâng … vâng – sợ hãi, Gà con lí nhí đáp.

– Lạc thì tìm đường về với mẹ chứ. Nhớ đường về không?

– Dạ… Đường cháu nhớ mang máng nhưng đi một mình, cháu sợ Cáo lắm.

– Thế mày thấy Cáo bao giờ chưa?

– Chưa, bác ạ.

Giọng bác “gì đó” chợt nhẹ nhàng:

– Cáo, sợ gì. Nhà ở đâu, cháu cứ tìm về. Đừng sợ, bác theo trông cháu, Cáo đến, bác đánh Cáo.

Thế là Gà con nín, vừa lon ton chạy vừa cố nhớ đường về, bác “gì đó” bám nó sát gót. Đi một quãng, Gà con hỏi:

– Bác ơi! Bác là bác gì ạ?

Bác “gì đó” cố giấu nụ cười:

– Bác là bác Nhân Đức.

Sau mấy lần chạy lên, chạy xuống, rẽ phải, rẽ trái. Gà con hắt đầu vào bụi tre, reo lên:

– Nhà cháu đây!

Bác Nhân Đức vội né mình sau bụi rậm, khẽ bảo Gà con:

– Cháu gọi mẹ ra cho mẹ mừng.

Gà con chả ngờ mẹ chú vừa bay ra, bác Nhân Đức đã chộp cổ mẹ, tha đi.

Khốn khổ thay cho đàn Gà Rừng con, bác “Nhân Đức” ấy là lão Cáo.

– Mẹ ơi!… Lạc mẹ rồi!…. Mẹ ơi!…

Lão Cáo đang đi chợt nghe tiếng Gà rừng con khóc lóc ven rừng! Hay quá! Lại được chén rồi!

Sau vài lần hỏi han ân cần, lão Cáo vui vẻ dẫn chú Gà rừng con lạc mẹ, sợ Cáo mà chưa gặp Cáo bao lần nào, tất nhiên lão xưng tên: “Nhân Đức”.

Lần nãy, lão Cáo theo chú Gà vào cái hang khá sâu, nửa tối, nửa sáng. Gà vừa cất tiếng “mẹ ơi!”, bác Gấu xô ra. Huỵch! Huỵch! Cáo bị hai quả đấm.

Cáo quay mình chạy. Chả ngờ cửa hang có bác Gấu khác đứng chặn. Sáu anh em Gà con trong hang vui sướng reo lên khi nghe thấy những tiếng:

– Huỵch! Này! Nhân Đức! Huỵch! Huỵch! Này! Nhân Đức! Nhân Đức!

Lão Cáo chết nhăn răng. Lão không biết: Mươi ngày trước, vợ chồng bác Gấu đã mang sáu chú Gà mất mẹ về hang nuôi nấng, che chở.

Nghe chuyện chú Gà rừng lạc mẹ kể, hai bác Gấu hào hiệp đoán ra thủ phạm giết mái mẹ. Theo mưu bác Gấu chồng, chú Gà rừng con dũng cảm nhất đàn gà giả lạc mẹ lừa Cáo đến hang. Khi gặp chú Gà con khóc lóc. Lão Cáo nham hiểm say mồi chẳng hề hay biết bác Gấu vợ đã từ cây cao gần đó tụt xuống, hết sức bí mật theo sau lão về chặn cửa hang.

Đàn kiến con ngoan quá

Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ...

Một que diêm

Sau khi đến thăm nhà câu lạc bộ, nhà ăn và ra xem chuồng lợn, Bác đi vào bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi của đơn vị đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống...

Kho báu của cha

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

Tiếng hát của Chẫu Chàng

Lớp học của cô Sẻ Nâu trên giàn mướp, bên cạnh một cái ao nhỏ. Học trò của cô nhiều lắm: Ong Bầu này, Ong Mật này, Bướm Vàng, Bướm Trắng này,… Ai cũng xinh đẹp, cũng ngoan ngoãn.

Rùa và Hươu

Rùa vốn chậm chạp nhất trong các loài chim thú. Nó biết phận mình nên chẳng khi nào tỏ ra kiêu ngạo. Trái lại, nó rất khiêm nhường. 

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Rất nhiều mặt trăng

Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh.

Dâu tây nhỏ

Một quả dâu tây nhỏ mặc chiếc váy màu đỏ tươi, đội một cái mũ xanh đang chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ. Dế mèn nhìn thấy Dâu tây liền nói “Dâu tây mới xinh đẹp làm sao, tôi hát một bài cho bạn nghe nhé"...

Phí Trực xử án

Phí Trực là quan án đời nhà Trần, ông nổi tiếng thông minh và làm việc rất cẩn thận nên ai cũng kính nể. Mỗi lần xử án, Phí Trực thường xem đi xét lại rất kĩ, quyết không chịu xử sai.