Cuộc họp trong cặp sách

Bé phải mất cả buổi sáng để tranh luận với anh Huy về chuyện đồ vật có biết nói hay không? Anh Huy chỉ quen nghe bằng tai thôi. Anh quả quyết rằng nếu các đồ vật xung quanh ta biết chuyện trò thì anh sẽ ngay lập tức lên tận sao Hoả chứ không đến lớp 4 ở cuối phố nữa đâu. Còn Bé không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt mà còn nghe bằng hơi thở, bằng bàn tay và bằng tấm lòng nên bé nghe thấy hết. Chuyện của các đồ vật cũng nhiều và lạ như chuyện của loài người vậy. Có điều con người có quy luật của con người, đồ vật có quy luật của đồ vật. Phải hoà mình vào thế giới của chúng chứ đâu như anh Huy đứng ngoài chép miệng kêu đồ vật vô tri vô giác. Không, chính Bé đã nghe lỏm được một cuộc họp trong cặp sách của mình.

Cuộc họp gồm có anh Thước kẻ, chị Com-pa, bác Bút máy, cậu Bút chì và cô Hòn tẩy. Mỗi bạn một công việc, một tính cách nhưng lại sống chung trong cặp da từ ngày bé đi học đến giờ. Chưa hề xảy ra cãi vã hoặc đánh nhau giữa các bạn ấy. Họ hoà thuận và quý hoá nhau như anh em ruột thịt.

Cuộc họp bắt đầu, anh Thước kẻ nói:

- Sáng nay, tôi còn thiếu sót để cho bác Bút máy dây mực vào. Mai tôi sẽ sữa chữa!

Cô Hòn tẩy nổi tiếng là hay nói, phê luôn:

- Tại anh máy móc quá! Lúc ấy chính ra anh phải cong lại một chút chứ. Suốt đời cứ thẳng đuồn đuỗn ấy có ngày khổ đấy!

Nghe thế, cậu Bút chì đứng lên phản đối: 

- Thẳng thắn là tính cách của anh Thước kẻ. Nếu anh ấy cong người lại thì sao còn gọi là thước kẻ! Chúng ta cần nhắc anh Bé, mỗi khi kẻ hãy cẩn thận khẽ nhắc cạnh thước lên. Thôi, qua bạn khác đi!

Trong các bạn bè ở đây, chị Com-pa là người ít nói nhất. Từ khi sinh ra chị đã quen sống một cách tròn trĩnh. Bầu trời thì có mặt trời, mặt đất thì có giếng nước, trong nhà có đĩa chén, rổ rá... đều một phen nhờ công của chị Com-pa. Chị giúp những gì méo mó tròn trĩnh lại. Chị Com-pa thong thả tự phê:

- Tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đáng lẽ giúp anh Bé vẽ mặt trăng Trung thu thật đẹp thì mặt trăng lại hơi méo. Lúc đó tôi tập trung tư tưởng, nhưng anh Bé mải nhìn con ong ruồi bay qua cửa nên mặt trăng rằm bị lõm. Thế là anh Bé đổ cho Gấu ăn trăng.

- Với chị Com-pa, các bạn đều rất thông cảm. Là người bạn cẩn thận nổi tiếng, có điều chị Com-pa ạ, phải nhắc nhở anh Bé luôn.

Bác Bút máy vốn nhiều tuổi nhất ở đây. Nhưng khi anh Bé cầm bác trên tay thì bác nhỏ lại chỉ bằng tuổi anh Bé thôi. Bút máy rất thông minh. Mọi ý nghĩ, tình cảm, tiếng nói của con người, bút máy đều biết cả. Bác ta là người chỉ đường và rải các ý nghĩ, tình cảm con người lên mặt giấy. Với bác Bút máy, anh Bé có phần vì nể hơn. Có lần, Bút máy đã giúp anh Bé làm xong cả một bài thơ nữa đấy. Sáng nay, bâc Bút máy cứ ân hận mãi. Khi thầy giáo chấm bài, anh Bé đã bị kém về môn chính tả. Nhìn vào trang vở, các dòng chữ xiêu vẹo như vừa bị bão vậy. Anh Bé muốn làm oai với các bạn trong lớp. Khi thầy đọc chưa đến lần thứ hai, Bé ta đã ngoáy xong rồi. Các bạn khen bé viết tài, viết nhanh như chớp. Thế là Bé phỗng mũi, càng ngoáy tợn. Chỉ khổ vì thích được khen thôi. Bút máy nhắc mấy lần nhưng bé không biết, cứ phóng bút như phóng lao vậy. Ai nghe chuyện đều chia sẻ với nỗi lòng của bác Bút máy.

Cậu Bút chì và cô Hòn tẩy là hai người bạn thân nhau hơn cả. Số phận của hai bạn giống hệt nhau: mỗi ngày mỗi mất đi, ngắn lại. Hy sinh cho sự học tập của anh Bé, Bút chì và Hòn tẩy có chết cũng vui cơ mà. Bút chì chỉ phàn nàn sáng nay bị đau quá sức, suýt nữa thì xổ tung cả ruột gẩn. Giá anh Bé vót cẩn thận nhẹ nhàng tí nữa thì cậu Bút chì vui lòng thôi. Đằng này anh Bé vạc như vạc cây. Làm thế đá còn đau huống hồ Bút chì mềm mỏng. Bút chì bày tỏ nỗi lòng ấy với mọi người và yêu cầu bác Bút máy ghi vào biên bản để anh Bé rõ công việc của Bút chì là bước đi tập sự, phác thảo, dò đường. Bút chì biết rõ nghề nghiệp của mình lắm chứ! Cô Hòn tẩy béo trùng trục ngáp dài rồi lên tiếng. Cô nhận lỗi là hôm nay tẩy giọt mực chưa sạch đã vội nhảy vô cặp ngủ. Hòn tẩy ước trên đời đừng bao giờ có sự gì sai trái, lầm lỡ. Lúc đó, cô sẽ yên trí ngủ một giấc say nồng. Mơ ước của cô hay đấy, nhưng bạn bè đều nhắc cô hiện giờ cô còn nhiều việc phải làm. Một giọt nước rơi, một chữ viết lầm, một vết lấm lem, một dấu phẩy thừa... đều rất cần đến sự phê bình, xoá bỏ của cô Hòn tẩy. Cô nhận biết vai trò của mình và hứa ngủ nghê có giờ giấc hơn.

Cuộc họp bế mạc. Bác Bút máy đọc lại biên bản và mọi người đều biểu quyết. Bé ngạc nhiên hơn nữa là các bạn trong cặp biết đồng ca những bài hát nhi đồng. Nhờ cuộc họp này, Bé hiểu được tấm lòng của các đồ dùng học tập. Tất cả mọi người, mọi thứ đều mong ước Bé học giỏi, ngoan ngoãn. Bé phải làm gì cho các bạn trong cặp da mỗi lần họp vui mừng báo cho nhau nhiều việc tốt, nhiều thành công!

Người thợ săn và con dê núi

Đã ba lần ông Bỉnh nhìn thấy con dê núi. Lần thứ nhất vào lúc sẩm tối. Ông vừa lội qua con suối, chợt nghe thấy tiếng động ông vội ngước lên...

Để ta xuống

Lần đầu tiên Ngụy Vương gặp Tôn Tẫn, rất muốn thử tài của ông. Sau khi đã yên vị trên ghế, Ngụy Vương nói với quần thần: Hôm nay, ta ngồi trên điện để xem trong các khanh, ai có thể làm ta phải đi xuống...

Trận bóng dưới lòng đường

Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long.

Gà trống choai thông minh

Một hôm, Gà Trống choai và Chó mực cùng nhau đi chơi ở ngoại ô. Cả hai vừa đi vừa chơi đùa thật là vui vẻ, không biết trời đã tối từ lúc nào rồi...

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.

Sóc Nâu đi học

Buổi sáng mùa thu hôm ấy, khu rừng nguyên sinh rộn ràng tiếng reo cười của chim muông hoa cỏ và thú rừng… Bởi hôm nay là lễ hội khai trường. Riêng Sóc Nâu đang ở trong một tâm trạng nôn nao khó tả vì đây là lần đầu tiên Sóc Nâu đi học.

Đốt cháy đồng lúa chín

Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao ở Nhật Bản. Chung quanh nhà cụ, ruộng nương bằng phẳng và phì nhiêu. Ruộng nương đó thuộc về cư dân của một làng nhỏ dưới chân núi dọc ven biển.

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi (1272 -1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.

Cò và vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, sách vở sạch sẽ luôn luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi, Vạc chẳng nghe.