Chiếc mặt nạ

Ngày xưa có một ông vua rất độc ác, ông không được lòng dân cũng như quan quân trong triều. Trong một thời gian dài, ông phải đích thân cầm quân đi đánh dẹp những cuộc nổi loạn chống lại mình. Cho đến một buổi sáng thức dậy, ông cảm thấy mệt mỏi và nỗi cô đơn cùng cực xâm chiếm tâm hồn. Là một bậc đế vương nhưng ông không hề cảm thấy hạnh phúc, đi đến đâu cũng chỉ có những ánh mắt oán hận dõi theo. Ông ao ước có một cuộc sống bình yên trong việc trị vì dân chúng như những vị vua khác. Tuyệt vọng, nhà vua cho gọi pháp sư của vương quốc.

Sau khi nghe những tâm sự của nhà vua, vị pháp sư tâu:
– Thần có thể giúp bệ hạ, nhưng bệ hạ phải chuẩn bị tinh thần làm theo mọi hướng dẫn của thần.

Nhà vua đồng ý. Pháp sư thưa:
– Xin bệ hạ cho thần ba ngày để chuẩn bị, thần sẽ dâng lên bệ hạ một món quà.
Ba ngày trôi qua, đúng như giao hẹn, pháp sư dâng lên nhà vua một chiếc mặt nạ giống y như khuôn mặt của nhà vua, duy chỉ có một điều khác biệt: đường nét trên chiếc mặt nạ lại tươi vui, hòa nhã khác hẳn với khuôn mặt lúc nào cũng nghiêm nghị và cau có của ông.

Nhà vua tỏ ra không hài lòng:
– Ta không thể đeo chiếc mặt nạ này được. Chiếc mặt nạ này không phải là khuôn mặt thật của ta, sẽ không ai nhận ra ta nữa. Ta sẽ bị chôn vùi và dân chũng vẫn sẽ giữ mãi lòng oán hận đối với ta.

Vị pháp sư ôn tồn tâu:
– Nếu bệ hạ muốn thần giúp, bệ hạ phải luôn đeo chiếc mặt nạ này.

Tha thiết muốn thay đổi hoàn cảnh, nhà vua đành miễn cướng đồng ý. Đúng như lời vị pháp sư, kể từ khi đeo chiếc mặt nạ với những nét phúc hậu, nhà vua bắt đầu nhận được sự tuân phục của cả triều thần lẫn nhân dân.

Nhận thấy những chuyển biến đó, nhà vua rất vui lòng; và cảm xúc ấy đã tạo nên những thay đổi tích cực trong cách cai trị của ông. Ông đã quan tâm đến đời sống của nhân dân, biết lắng nghe những nguyện vọng của họ và giảm hẳn việc binh đao. Chẳng bao lâu sau đất nước trở nên thịnh trị.

Nhưng sâu thẳm tâm tư nhà vua vẫn có một nỗi buồn phiền. Ông cảm thấy mình vẫn chưa được nhìn nhận như chình con người mình. Ông nghĩ tất cả những thành quả ấy đều là nhờ cái mặt nạ phép thuật của vị pháp sư mà thôi. Trước đây ông cũng hết lòng mong muốn và dốc sức tạo dựng một đất nước thanh bình, mà nào có được! Vương quốc càng an lạc thái bình, dân chúng càng yêu quý tôn thờ nhà vua, nỗi đau khổ càng xâm chiếm tâm hồn ông.

Nhà vua không thôi dằn vặt và cuối cùng ông quyết định cho mời vị pháp sư tới và nói:
– Ta rất cám ơn ngươi đã cho ta sự thay đổi mà nhờ đó vương quốc của chúng ta đã trở nên thịnh trị như ngày hôm nay. Nhưng ta cảm thấy không thể tiếp tục mãi lừa dỗi mọi người… Ta quyết định sẽ không mang chiếc mặt nạ này nữa.
Nhận thấy những thay đổi tích cực trong tính cách của nhà vua suốt thời gian qua, vị pháp sư đồng ý với quyết định của quân vương.
Nhà vua đứng trước gương, ngại ngùng chờ đợi vị pháp sư từ từ tháo bỏ chiếc mặt nạ của mình – chiếc mặt nạ mà nhờ nó, vương quốc cũng như cuộc sống nội tâm của ông đã có những biến đổi tốt hơn. Có phần lúng túng khi biết rằng chiếc mặt nạ đã được gỡ bỏ, nhà vua mở to mắt ra, nhận thấy lại gương mặt xưa kia của mình.

Nhưng ngạc nhiên thay, nhà vua không thấy gương mặt cũ của mình đâu mà thay vào đó là một khuôn mặt ngời sáng và thậm chí còn tươi tắn hơn cả khuôn mặt mà chiếc mặt nạ đem lại. Nhà vua cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi hiểu ra một điều kỳ lạ: vẻ đẹp tâm hồn sẽ là hình mẫu để tạo nên những đường nét bên ngoài gương mặt; và chiếc mặt nạ, dù có tuyệt vời đến mấy, cũng chỉ là thứ tạm thời mà thôi. Không ai có thể sống mãi với chiếc mặt nạ của mình, chỉ có vẻ đẹp tâm hồn thật sự mới có thể làm nên hình ảnh đẹp nhất và bền lâu nhất!

Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.

Cha tôi

Khi ấy, tôi 16 tuổi. Vào một buổi sáng, cha nhờ tôi lái xe đưa ông tới ngôi làng Mijar hẻo lánh cách nhà 18 dặm và bảo tôi đưa xe đi tu sửa ở một gara gần đó.

Câu thần chú

Có một nhà thông thái, lúc biết mình sắp ra đi theo tổ tiên, liền gọi các con lại bên giường, chỉ vào kho sách mênh mông của mình và nói:

Đối diện với thị phi

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi...

Tiết kiệm nước

Một tối thứ Sáu, tôi đang nằm khoan khoái trên giường với cuốn tiểu thuyết trên tay, chợt nghe: vòi nước nhà bếp vừa mở. Rõ ràng có ai đó trong nhà muốn uống nước trước khi đi ngủ.

Chuyện đời thường

Ðây là một câu chuyện đời thường, cảm động của nhà văn khuyết danh (Trung Quốc). Hai nhân vật chính trong truyện đã trải qua những ngộ nhận, bi kịch để cuối cùng nhận ra nhau khi một người không còn nữa trên đời.

Nhân kiệt địa linh

Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.

Bạn đã dành cho gia đình những gì?

Bạn sẵn sàng nhường nhiều thứ lớn hơn cái kẹo cho đứa bạn ngồi cùng bàn nhưng đôi khi lại tranh giành đến đánh nhau với đứa em chỉ vì một chỗ ngồi...

Người chia sẻ với người khác nhiều nhất

Một thầy giáo lớn tuổi đã kể lại cuộc thi mà có lần ông được mời làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm xem đứa trẻ nào có lòng quan tâm đến người khác nhất. Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi...