Ngày xui xẻo

Hôm nay là ngày gì mà xui xẻo quá vậy! Sáng nay cô có buổi hẹn phỏng vấn xin việc ở một công ty. Tối qua cô đã chỉnh giờ báo thức cho thật sớm nhưng ai ngờ chiếc đồng hồ hết pin khi cô đang ngủ. 

Vậy là cô dậy muộn, quáng quàng tìm bàn ủi cho bộ quần áo được tươm tất một chút thì phát hiện hôm nay cúp điện. Đã thế, vừa hối hả phóng xe chừng hơn trăm thước thì cô lại cảm thấy mình đang cùng chiếc xe nhảy lóc cóc trên đường. Thôi chết! Xẹp lốp. Cô đành xuống dắt bộ, dáo dác ngó quanh. Kia rồi, nơi có gắn tấm biển ghi nguệch ngoạc hai chữ “sửa xe” ấy.

– Bơm giúp hai bánh xe, chủ tiệm ơi!

Một bà già lụm cụm đi ra. Thôi rồi! Cô nhắm mắt. Chỉ cần nhìn thấy dáng đi lẫm chẫm như mới bệnh dậy của bà là cô biết bà chẳng thể bơm căng hai bánh xe đạp giúp cô. Trước đây, cô có gặp chuyện như thế này rồi. Lần ấy, bánh xe hơi mềm, cô ghé vào tiệm nhờ một bà cụ cũng già lụm cụm như bà này bơm xe giúp. Kết quả là cô đành phải dắt chiếc xe có hai bánh xẹp lép đi bơm ở chỗ khác. “Hay mình bỏ đi cho rồi! Ai bắt buộc mình phải để bà ấy bơm xe giúp chứ!”. Cô thoáng nghĩ và định dợm bước đi thì dừng lại. Bà cụ có vẻ sợ cô chờ lâu nên đang cố bước nhanh đến líu cả chân kia kìa!

– Chờ chút… cô gái ơi!

Thôi được rồi, cô quyết định, đã trễ thì cho trễ luôn! Cô dựng chân chống, đặt xe đứng ngay ngắn.

– Bà cụ bơm giúp con hai bánh xe với!

Bà già cười móm mém, run rẩy quơ cái ống bơm áp vào van xe. Bà cụ vừa bơm, vừa cười rinh rích. Thật lạ, có khách đến bơm xe mà làm gì bà vui đến thế sao! Tự nhiên cô cũng cười theo bà cụ…

Trả tiền cho bà cụ rồi, cô đẩy xe đi tìm một chỗ bơm khác. Cô đã biết trước mà, hai bánh xe vẫn lép xẹp y như cũ.

– Cô gì ơi, để tôi bơm xe giúp cho!

Một thanh niên – qua bộ quần áo và đôi tay lấm láp dầu nhớt của anh mà cô đoán đây là một thợ sửa xe – đưa tay dắt lấy chiếc xe của cô, quay ngược trở lại cửa tiệm mà cô vừa ở đó ra. Cô ngạc nhiên:

– Anh… làm gì vậy?

– Tôi là cháu của bà cụ vừa bơm xe cho cô. Lúc nãy tôi qua bên kia đường mua mấy món phụ tùng nhưng đã thấy hết chuyện bên này – anh thanh niên mỉm cười – Cảm ơn cô!

– Ơ, cảm ơn tôi á? – Cô ngạc nhiên – Vì cái gì?

– Vì cô đã không bỏ đi. Vì cô đã để bà tôi bơm xe giúp. Cô có biết, mỗi lần giúp tôi bơm xe cho khách là bà tôi vui lắm không! Bà bảo như vậy là bà vẫn còn có ích!

Anh thanh niên nhìn cô trìu mến.

– Cám ơn cô lần nữa nhé, vì đã mang niềm vui đến cho bà tôi!

Ô, vậy hôm nay đâu phải là ngày xui xẻo! Ít nhất cô cũng đã có một niềm vui cho mình rồi đấy thôi…

Thử thách cuộc sống

Những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng đó luôn là niềm hi vọng, là nguồn động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

Có phải trái đất chuyển động vì bạn?

Cô bé Angela mười một tuổi mắc phải chứng bệnh suy nhược thần kinh. Cô bé không thể đi lại được, và các bác sĩ cũng không hy vọng nhiều vào khả năng phục hồi của cô...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc lá cây rì rào.

Bài học từ Hươu cao cổ

Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi.

Những cảm xúc bạn sẽ gặp trong đời

Người ta kể rằng, một ngày kia, tất cả các cảm xúc và tính cách cùng tụ họp trên Trái Đất...

Chú chim sáo xanh

Ngày xưa, có một cậu bé rất vui vẻ vô tư. Cậu có một người bạn nhỏ dễ thương: chú chim sáo màu xanh.

Có thể cuộc sống đã công bằng

Mười tám tuổi, tôi đã có thể đứng trước lớp đọc bài văn do mình suy nghĩ, tưởng tượng ra. Tôi miêu tả cái cảm giác thích thú của những người bạn cùng trang lứa khi họ lần đầu được phép lái xe...

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Ý nghĩa công việc

Một người khách đi ngang qua nơi những người thợ hồ đang xây một bức tường và hỏi về công việc họ đang làm...