Chuyện kể của ông nội

Tối nào, cậu bé cũng vào phòng ông, ngồi tựa cằm lên đầu gối ông và hỏi đủ các câu trên trời dưới bể như bất kỳ 1 đứa bé nào. Nhưng 1 hôm, câu bé vào phòng ông với vẻ mặt còn vương nét bực bội giận hờn.

Ông cậu bé liền bảo:

– Cháu cứ ngồi xuống và kể cho ông nghe chuyện gì xảy ra suốt ngày hôm nay.

Cậu bé ngồi thụp xuống đất, lại tựa cằm vào đầu gối ông. Cậu ngước mắt nhìn khuôn mặt nhiều nếp nhăn và phúc hậu của ông, rồi lặng lẽ khóc. Sau 1 hồi thút thít, cậu bé mới kể:

– Hôm qua bố đưa cháu vào thành phố để bố bán hàng. Bố nói nếu cháu ngoan và giúp bố gói đồ cho khách, bố sẽ mua cho cháu thứ gì cháu thích. Cháu thích rất nhiều thứ ở thành phố, vì cháu chưa vào thành phố bao giờ. Nhưng cuối cùng, cháu thấy 1 cây bút bằng kim loại sáng loáng rất đẹp, lại nhỏ gọn, nên bố mua cho cháu.

Nói đến đây, cậu bé tựa đầu vào đầu gối ông và im lặng. Ông nhẹ nhàng đặt tay lên mái tóc ram ráp của cậu bé:

– Rồi sao nữa ?

Không ngẩng đầu lên cậu bé đáp:

– Rồi cháu chờ bố đi lấy xe chở cháu về. Nhưng trong khi cháu đứng chờ, 1 bọn trẻ thành phố đi qua và thấy cháu. Chúng đi quanh và nói đủ những điều không hay, rằng cháu thật là bẩn thỉu, nhà quê và ngu ngốc nên không thể có 1 cây bút đẹp như thế. Rồi đứa lớn nhất đẩy cháu ngã làm rơi cái bút. 1 đứa khác chộp lấy nó rồi chúng chạy mất, còn vừa chạy vừa cười.

Nói đoạn, sự bực bội như trở lại, cậu bé gằn giọng – Cháu ghét bọn nó !!!

Người ông, với đôi mắt nhìn thấy nhiều việc trên đời, bế cậu bé lên giường để nhìn thẳng vào mắt cậu.

Ông bảo:

– Ông cũng sẽ kể cho cháu nghe 1 câu chuyện. Có nhiều khi ông cũng cảm thấy vô cùng căm ghét những kẻ độc ác, những ai không biết hối hận, những người được hưởng quá nhiều … Nhưng sự căm ghét thường làm chúng ta mệt mỏi chứ không bao giờ ảnh hưởng đến những người chúng ta căm ghét. Nó cũng giống như tự mình uống thuốc độc rồi ngồi ước rằng người mình ghét sẽ đau bụng mà chết. Cảm giác nầy hầu như ai cũng có. Như thể hai con chó rất lớn bên trong mỗi người, 1 con trắng và 1 con đen.

Con chó trắng tốt bụng và không làm hại ai nếu không ai làm ảnh hưởng đến nó. Nó chỉ vùng dậy khi có lẽ phải và có quyền được làm, và làm theo đúng cách.

Nhưng con chó đen thì luôn cáu giận. Chuyện nhỏ đến mấy cũng làm nó nổi điên nổi khùng. Nó chống lại tất cả mọi người, mọi ngày, không vì lý do gì cả. Nó không biết suy nghĩ vì sự tức giận và căm ghét trong nó quá lớn. Nhưng nó chẳng làm được gì, việc tức giận không bao giờ làm thay đổi được mọi việc.

Đôi khi, thật khó mà sống với cả hai chú chó nầy trong đầu óc mình, vì cả hai đều muốn làm chủ lý trí của mình.

Cậu bé háo hức nhìn ông, hỏi:

– Rồi con nào thắng, hả ông?

Người ông mỉm cười:

– Con nào ông cho ăn thì thắng.

Không cần xem chữ ký

Tôi là nhà phân tích chữ viết chuyên nghiệp. Trong khi tài năng độc đáo này được xem là một sự bảo đảm vẻ mặt tài chính, nó lại tác hại đến cuộc sống tình cảm của tôi!

Đó là tình yêu

Người bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng nói với tôi...

Những con búp bê bằng giấy

Brian lướt nhìn dãy tường dọc theo hành lang quá quen thuộc với cậu trong nhiều năm qua. Khi cậu bước vào khung cửa số 32, một cơn sóng tình cảm dữ dội ập tràn lên cậu, cậu phải chống chọi để không bị dìm chết.

Cha tôi

Khi ấy, tôi 16 tuổi. Vào một buổi sáng, cha nhờ tôi lái xe đưa ông tới ngôi làng Mijar hẻo lánh cách nhà 18 dặm và bảo tôi đưa xe đi tu sửa ở một gara gần đó.

Một ly sữa

Một chàng trai nhà nghèo làm nghề giao hàng đến từng nhà để kiếm tiền trang trải học phí. Một hôm, anh thấy đói bụng trong lúc túi chỉ còn vỏn vẹn vài xu.

Chiếc mặt nạ

Ngày xưa có một ông vua rất độc ác, ông không được lòng dân cũng như quan quân trong triều. Trong một thời gian dài, ông phải đích thân cầm quân đi đánh dẹp những cuộc nổi loạn chống lại mình.

Gã hành khất và hai người thầy giáo

Ông giáo Hùng gặp gã hành khất ấy ở một trạm bán xăng. Gã di chuyển bằng cách bò lết với cái chân khoèo và một cánh tay áo lắt lay.

Cảm xúc gọi yêu thương

Khi con gái tôi hãnh diện trao cái bọc nhỏ quấn đầy khăn mền cho tôi, điều duy nhất tôi có thể cảm nhận là sự căng thắng lan dọc theo sống lưng...

Chỉ có một người thôi

Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo: