Chiếc mũ của ông nội

Khi tôi 15 tuổi, tôi bị mất một chiếc mũ.

Khi đó, nền kinh tế khan hiếm, người dân sống trong cảnh nghèo khó. Đường phố vắng vẻ, người đi làm, kể cả những người đã thất thập cổ lai hy cũng không bao giờ lãng phí thời gian, lúc nào cũng cố gắng kiếm chút tiền lẻ để phụ gia đình. Một hôm, ông nội tôi mang về một bao tải lớn loại đũa dùng một lần, đóng gói đem bán thì có thể kiếm được khoảng 5 tệ. Lúc đó, lương của bố tôi chưa đến 100 tệ/tháng, tính theo tỷ lệ này thì đó là một khoản thu nhập rất tốt.

Chúng tôi muốn giúp ông nội, nhưng ông từ chối:

- Đừng trì hoãn việc học của các cháu, ông có thể tự làm và ông sẽ mua đồ ăn cho các cháu khi có tiền.

Ông nội không nói dối chúng tôi, ông thường mua kẹo cho chúng tôi. Đó là một trong số ít đồ ngọt trong thời kỳ khan hiếm.

Từ đó, dưới ánh đèn mờ, ông nội làm việc thâu đêm suốt sáng. Ông sẽ đưa chúng tôi đến chợ mỗi khi những đôi đũa đã đóng gói được trả về khách sạn. Khu chợ rất lớn, ngoài sự đông đúc sôi động, chúng tôi còn bị thu hút bởi trò tung hứng và đồ ăn nhẹ. Anh em tôi đi theo ông mà mắt nhìn mọi thứ một cách mới lạ. Đi bộ đã mỏi, ông tôi gọi cho chúng tôi mỗi người một tô mì xào với chút dầu mè và một nắm hành lá, thơm lừng! Ông nội âu yếm nhìn chúng tôi ăn ngon lành.

Một ngày nọ, tôi nhìn thấy một chiếc mũ chóp nhỏ khiến tôi mê mẩn. Vào thời điểm đó, bộ phim “Bến Thượng Hải” đang là tâm điểm, mũ và khăn quàng cổ trắng của Châu Nhuận Phát rất được ưa thích, và tôi cũng không ngoại lệ. Mắt tôi như bị dính keo, nhìn chằm chằm vào chiếc mũ vì sợ nó biến mất. Ông nội thấy vậy liền mua chiếc mũ vào ngày hôm sau. Chiếc mũ này có giá 5 nhân dân tệ, ông nội phải mất nhiều đêm và gói cả bao đũa mới kiếm được! Tuy nhiên, chỉ sau 3 ngày, tôi đã làm mất chiếc mũ của mình, tôi không thể nhớ mình đã để nó ở đâu. Tôi chẳng thiết ăn uống gì, không chỉ vì tôi cảm thấy tiếc chiếc mũ, mà còn vì tôi cảm thấy vô cùng có lỗi với ông nội của mình. Đặc biệt là vì ông tôi không trách tôi về điều đó, lại càng khiến tôi áy náy.

Cuối năm, ông tôi đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện dạ dày có vấn đề, bác sĩ cảnh báo ông không được ăn đồ tanh, uống rượu, ăn thịt trong vòng ít nhất ba tháng. Tết Nguyên Đán sắp đến rồi, mẹ tôi băn khoăn, ông phải kiêng nhiều thứ như vậy, nên làm món gì cho bữa cơm tất niên đây? Mẹ nói với cha tôi điều này và cha cũng ngập ngừng:

- Nếu có thịt, ông không thể ăn, như vậy là ích kỷ, mà không có thịt thì tội nghiệp các con, chúng chờ cả năm rồi.

Ông nội biết được sự bối rối của cha mẹ và nói:

- Con nấu gì cũng được, không cần lo cho cha đâu. Lũ trẻ quanh năm trông ngóng bữa tối tất niên, hãy để chúng thỏa lòng mong đợi. Đừng vì cha mà làm cả nhà phải hy sinh.

Năm đó, ông nội tôi không đau buồn vì bệnh tật, vẫn như thường lệ, ông mua cho chúng tôi rất nhiều pháo, thậm chí còn nhiều hơn những năm trước.

Cha mẹ nói với chúng tôi về tình trạng của ông tôi. Mẹ hỏi:

- Cơm tất niên không có thịt, các con có trách mẹ không?

Chúng tôi hiểu tâm ý của mẹ, dù đứa nào cũng thèm thịt nhưng chúng tôi có thế chịu được.

Vào đêm giao thừa, mẹ tôi vào bếp, cha tôi sắp xếp bàn ghế, tôi cắt cà chua, em gái ngâm nấm, anh cả tôi phụ giúp củi và anh hai tôi chiên nem chay. Cả gia đình bận tíu tít.

Không có cá hay thịt, bữa cơm tất niên thật đạm bạc, nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui. Ông nội nhìn bàn đầy thức ăn chay, đương nhiên ông biết lý do, nước mắt ông trào ra, ông nhìn cha mẹ và anh em chúng tôi, tràn đầy yêu thương, xen lẫn bất ngờ.

Chúng tôi cùng ông nội ăn chay trong đêm giao thừa, đó chính là tình cảm gia đình ấm áp.

Ông nội qua đời ngay sau Tết Nguyên Đán. Trong lúc hấp hối, ông nắm chặt tay tôi, tôi có thể cảm nhận được luồng nhiệt truyền tới mình, ông thều thào:

- Tam Nhi à, chỉ trách ông nội nghèo, không mua nổi cho cháu chiếc mũ khác. Ông biết cháu rất thích nó…

Đây chính là lý do tại sao tôi đã mơ về chiếc mũ trong nhiều năm, bởi vì thứ tôi tìm kiếm không chỉ là một chiếc mũ, mà còn là ký ức về người mà tôi không thể nào quên – ông tôi.

Hai viên gạch

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

Bài học từ một chuyến đi

Tôi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Estepona thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Một buổi sáng khi tôi 16 tuổi, cha nhờ tôi lái xe đưa ông đến ngôi làng Mijas cách đó khoảng 18 dặm...

Bí mật của bé Bánh Rán

Lên năm tuổi, thằng Bánh Rán, con tôi, hầu như tuần nào cũng mang về nhà một thương tích mới. Phạt roi hay úp mặt vào tường đều là nước đổ lá khoai.

Hy vọng

Sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cô con gái đang ở độ tuổi trưởng thành ngày một trở nên bắn tính và thay đổi hắn. Một đêm nọ, người mẹ nhận được tin báo đến bảo lãnh cô con gái bị bắt vì tội lái xe trong lúc say rượu...

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mexico một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút...

Sự thích nghi

Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh. Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.

Vì sao chúng ta phải không ngừng cố gắng?

Bạn gái tôi ăn luôn miệng, không chăm chỉ kiếm tiền, sợ nuôi không nổi cô ấy.

Một phút suy nghĩ

Bạn thấy mình cần phải giữ mọi thứ được cân bằng. Hãy thử những cách sau đây:

Nếu và thì

Nếu bầu trời có vẻ như bao phủ đầy mây xám mà bạn lại đi ra ngoài khi trời mưa…