Giáng Sinh vẫn ở đó

Mẹ à? Con gọi điện để báo với mẹ rằng con sẽ không về nhà vào Giáng Sinh năm nay.

Thông báo của đứa con trai làm tôi bị sốc, và trái tim tôi tê cứng lại! Trong 35 năm qua, đây sẽ là mùa Giáng Sinh đầu tiên gia đình tôi không thể sum họp cùng nhau. Con gái tôi - đang có bầu và dự báo sẽ lâm bồn vào ngày 29 tháng Mười Hai - muốn có một ngày lễ yên tĩnh với chồng nó. Còn vừa tức thời, con trai tôi - đang sống ở vùng biển khác - báo rằng chức vụ mới của nó tại hãng Hàng Không không cho phép nó nghỉ ngơi trong mùa lễ bận rộn này.

Ớ nhà chúng tôi, Giáng Sinh mang ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi sống vì Giáng Sinh. Tôi đi mua sắm và lựa quà Giáng Sinh trong suốt một năm ròng rã. Sau ngày lễ Tạ ơn (cuối tháng Mười Một) là tôi bắt đầu nướng bánh, nào bánh nhân táo, nào bánh nhân thịt, nào bánh quy, bánh mì đủ loại và cuối cùng là bánh kem phết sôcôla. Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh (24 tháng Mười Hai), chúng tôi tổ chức tiệc tùng bằng các món ăn bu-phê và chỉ mở một gói quà tượng trưng thôi. Buổi sáng ngày Giáng Sinh (25 tháng Mười Hai), chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và dùng bữa điểm tâm gia đình. Khoảng xế chiều, chúng tôi tiệc tùng thêm một lần nữa, và lần này có cả một con gà tây. Sau đó chúng tôi xúm quanh bàn tròn và chơi bài với nhau, những ván bài luôn đầy ắp tiếng cười và tiếng la ó khi có kẻ ăn gian...

Sau khi nhận được hai cú điện thoại không mong đợi, hai vợ chồng tôi buồn bã ngồi thảo luận về chuyện đi mua cây thông Nô-en, mua những món đồ trang trí, về chuyện nướng bánh, chuẩn bị con gà tây và gói quà. Cuối cùng chúng tôi quyết định năm nay - năm đầu tiên kể từ khi các con tôi chào đời - chúng tôi sẽ bỏ qua không khí tưng bùng của ngày lễ và đi ăn tối ở ngoài.

Đột nhiên Bob, chồng tôi, có vẻ già sọm hẳn. Thỉnh thoảng ảnh thở dài và nhìn chằm chằm vào khoảng không. Thời gian trôi qua, khi tháng Mười Hai tới gần, tôi có cảm tưởng mình chẳng còn tinh thần phấn khởi dành cho ngày lễ. Tuyệt vọng, tôi cảm thấy dường như mình đã mất một người thân yêu nào đó. Xét cho cùng, chúng tôi đã thuộc lòng câu nói "nếu không có gia đình thì Giáng Sinh chẳng còn là Giáng Sinh". Các tạp chí tấn công chứng tôi tới tấp bằng những bài báo ca ngợi giờ phút sum họp gia đình. Chương trình TV phát những phóng sự về niềm vui sướng của các người thân gặp gỡ nhau trong dịp lễ. Nhưng năm nay chúng tôi không có ai. Không một ai. Chúng tôi đánh mất Giáng Sinh rồi!

Một ngày đầu tháng Mười Hai, con gái tôi gọi về nhà:

- Mẹ, vậy mẹ định làm gì? Trong tủ đông của mẹ chất đầy thức ăn chưa?

Buồn bã, tôi nói cho nó biết kế hoạch của chúng tôi. Nó cất tiếng hỏi:

- Trước khi tụi con chào đời, ba và mẹ thường làm gì trong ngày lễ?

Đó là lúc tôi nhớ lại những năm đầu sau ngày cưới - không tiền bạc và sống cách xa gia đình những hai ngàn dặm. Đột nhiên tôi cảm thấy kích động! Tại sao vợ chồng tôi không thể có một ngày vui không cần con cái bên cạnh? Rốt lại, chúng tôi vẫn có thể gọi điện cho chúng. Chúng tôi vẫn có thể nướng bánh, làm kẹo và gỏi cho chúng - coi như lời thăm hỏi từ quê nhà. Tôi biết mùa lễ năm nay sẽ khó khăn cho chúng hơn là cho vợ chồng tôi. Tư tưởng ích kỷ của tôi hoàn toàn tan biến khi tôi lục lọi trong tủ để tìm mớ hũ thiếc đựng bánh quy.

Bob huýt sáo vang khi ảnh lôi những cuộn dây đèn Giáng Sinh ra ngoài và bắt đầu trang trí mặt tiền ngôi nhà. Chẳng bao lâu, mùi thơm lừng của quế và hạt nhục đậu khấu lan tỏa khắp ngôi nhà. Chúng tôi trang trí quanh máng cỏ bằng cành lá xanh cắt từ cây thông ngoài vườn.

Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh, Bob và tôi cùng ăn những món bu-phê với nhau. Chúng tôi mở một gói quà tượng trưng, ngồi thư giãn trước lò sưởi ấm áp, và lắng nghe album nhạc mừng Nô-en của Bing Crosby.

Trong buổi lễ Mass lúc nửa đêm, vị cha xứ trẻ đứng trước bàn thờ được tô điểm lộng lẫy bằng cành cây lá đỏ và cành thông xanh, từng lời nói của cha xứ thấm sâu vào lòng tôi: "Các người đừng sợ hãi, vì ta sẽ mang đến các người một tin vui lớn lao... "

Trong buổi sáng Giáng Sinh, chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và chuẩn bị nướng con gà tây đã được nhồi nhét gia vị. Rồi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh bình yên vây quanh vợ chồng tôi khi chúng tôi tay trong tay, chậm bước băng qua bãi cỏ và quan sát bầu trời bắt đầu sáng rực những vì sao. Cơn gió nhẹ thổi rì rào qua bóng tối của hàng cây linh sam. Làn khói từ lò sưởi của các nhà hàng xóm bốc lên cao làm trắng xóa cả không khí. Cảnh tượng mới êm đềm làm sao!

Rốt lại, chúng tôi đâu có đánh mất Giáng Sinh. Tinh thần của ngày lễ luôn có mặt ở đó, chờ đợi chúng tôi trong đêm thánh yên lành.

True love

Moses Mendelssohn, ông nội của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức, là một người có vẻ ngoài rất xấu xí. Ngoài vóc người thấp bé, ông còn bị gù lăng nữa.

Giá trị

Trong một buổi diễn thuyết, một giáo sư nổi tiếng mở đầu bài thuyết trình bằng cách giơ lên một tờ 100 đôla và hỏi...

Điểm sáng sau thất bại

Thomas Edison đã tiến hành thử nghiệm hơn 2.000 chất liệu khác nhau để chế tạo dây tóc cho bóng đèn điện. Qua bao vất vả và thời gian dài nhưng vẫn không tìm ra được chất liệu nào thích hợp

Giấc mơ

Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương – cuộc đua mà chúng tôi đã phải tập luyện gian khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành.

Giá trị của thời gian

Để nhận biết giá trị của một năm , hãy hỏi người sinh viên thi rớt

Mãi mãi tuổi 17

Nỗi đau đớn cực độ giày vò tâm trí tôi. Giờ tôi chỉ còn là một con số thống kê vô hồn. Khi mới đến đây, tôi cảm thấy cô độc lạ thường. Tôi ngập chìm trong đau khổ và mong tìm được ai đó cảm thông, chia sẻ...

Hãy cho trước khi nhận

Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.

Điều ước của 3 cây cổ thụ

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”.

Cho và Nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.