Con chó biết nói

Ngày xưa, có một ông già giàu nhất làng. Tiền bạc của ông kiếm được phần nhiều là do những món nợ ăn lời quá vốn, hoặc những âm mưu cướp giật ruộng đất, nhà cửa của dân lành. Càng có nhiều tiền lão càng cay nghiệt. Không bao giờ lão chịu bố thí, cứu giúp cho chòm xóm. Lúc nào lão cũng lăm lăm kiếm nhiều tiền hơn nữa để trở thành phú hộ ăn trên ngồi trước thiên hạ.

Lão có nuôi một con chó mực, lão thương con chó còn hơn con ruột. Lão cho con chó ăn ngon như lão, cho ngủ trên giường và chăm sóc kỹ lưỡng. Lão thường ao ước:

- Giá như con mực này biết nói tiếng người thì ta sẽ trở thành một người nổi tiếng nhất làng. Ta sẽ làm tiền thiên hạ mỗi khi ai muốn nghe nó nóị Và nhờ vậy mà ta sẽ có nhiều tiền, ta sẽ ăn trên ngồi trước ngườị

Một anh đầy tới biết ý muốn của lão chủ, nghĩ kế làm tiền chủ cho bỏ ghét. Anh lựa lúc chủ vui mà nói rằng:

- Thưa ông chủ, tôi biết một vị tu sĩ trong núi có phép dạy chó nói tiếng người. Nếu ông cho tôi dắt chú mực đi học, chắc chắn trong ba tháng sẽ nói được như tôi.

Lão già khoái quá hỏi giá bao nhiêu. Anh đầy tới tính phỏng lối năm nén bạc. Lão liền đưa cho anh năm nén bạc và một nén làm lộ phí.

Anh đầy tới dắt chó ra đi. Anh không đi vào núi mà lại đưa chó về nhà cha mẹ mình ở cách đó khá xạ Anh giao chó cho cha mẹ nuôi và trăm năm nén bạc, nhờ cha mẹ mua ruộng cho anh. Ở chơi vài ngày rồi anh trở lại nhà chủ, thưa rằng:

- Ông tu sĩ nhận tiền và hứa sẽ dạy chú mực biết nói trong hai tháng. Ông ta đòi thêm ba nén bạc nữa về lớp dạy gấp rút nàỵ

Lão già bằng lòng lắm, hy vọng sẽ có con vật đặc biệt nhất làng. Lão đi khoe khắp nơi và hăm rằng kẻ nào khinh khi lão sẽ bị chó chửi thay lão.

Thời gian trôi qua, đến ngày hẹn, lão trao ba nén bạc nữa cho anh đầy tới và cho thêm hai nén đi đường. Anh chàng khôn ranh ôm bạc về nhà nhờ cha mẹ cất, chờ anh về cưới vợ. Anh gọi con chó lại vuốt đầu tỉ vẻ cám ơn nó. Vài hôm sau anh trở lại nhà chủ một mình.

Lão già ngạc nhiên thấy không có con chó, lật đật hỏi:

- Chó mực đâu? Chó mực đâu? Sao mày lại về một mình?

Anh làm bộ âu sầu kể lại rằng:

- Thưa ông chủ, tôi không ngờ chú mực lại vô ơn bội nghĩa đến thế. Ông tu sĩ đã dạy nó nói được tiếng người đàng hoàng như tôi, vừa thấy tôi là chú kêu tên tôi ngaỵ Tôi hỏi thăm sức khỏe của chú để thử tài ông thầy, thì chú trả lời ron rót y như tôi nói chuyện với ông chủ vậỵ Chú nói rằng: "Tôi về nhà rồi chủ tôi sẽ biết. Tôi sẽ kể hết tội ông chủ làm lâu nay, như cho vay lấy lời cắt cổ, gạt người ta lấy của, kiện cáo đoạt nhà, cướp ruộng thiên hạ, lo lót quan trên, hãm hại dân lành. Tôi sẽ tố cáo ông chủ trước mặt quan phủ để ngài bắt lão chủ bỏ tù, tịch thu tài sản mới được...". 

Thưa ông chủ chú còn nói nữa, nhưng tôi không dám thuật hết cho ông chủ nghe, tóm lại chú biết hết các chuyện ám muội của ông chủ và nhất định cho ông chủ vào tù. Tức quá tôi lấy búa chém đứt đầu nó rồi.

Lão già toát mồ hôi hột. Lão đâm lo vì tội ác rành rành như thế, nếu con chó nói hết thì lão không tránh khỏi tai họạ Lãm cảm ơn anh đầy tớ đã giúp lão giết con vật "chó chết" và cứu lão thoát nạn. Lão cho anh ba nén bạc gọi là thưởng công anh.

Từ đó lão bớt dần tính ác độc và bủn xỉn, lão sợ những con vật rồi đây sẽ biết nói và sẽ không bỏ qua những việc làm có tội của lão. Còn anh đầy tới, anh xin nghỉ làm ở nhà chủ, anh về nhà với cha mẹ lo làm ruộng, rồi anh cưới vợ, cất nhà riêng. Anh nuôi con chó mực như các con chó khác, và nó cũng chỉ "biết nói" gâu gâu mà thôi...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, có anh chàng tên là Đần lấy chị vợ tên là Khôn. Cả đời một chữ cắn làm đôi không biết, anh ta lại chẳng chịu thò đầu đi đâu, chỉ ru rú ở xó nhà để vợ sai bảo, từ việc nhỏ tới việc lớn, nên đã đần lại càng đần thêm...

Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ, một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...