Dân số thế giới có thể tăng trưởng vô hạn không?

Cách đây 2.000 năm, dân số thế giới khoảng 200 – 300 triệu người. Đến năm 1850, dân số ước khoảng 1 tỉ người. Năm 1975, dân số toàn cầu có hơn 4 tỉ người. Sau thập kỉ 80, tốc độ tăng tưởng dân số ngày càng nhanh. Ngày nay mỗi phút trên thế giới có 4 trẻ em ra đời, mỗi ngày tăng thêm khoảng hơn 30 vạn trẻ sơ sinh.

Dân số tăng nhanh khiến cho tài nguyên đất đai bình quân đầu người trên thế giới ngày càng giảm đi, tài nguyên nước càng thiếu hơn, vấn đề tài nguyên ngày càng trở nên quan trọng. Nó gây ra mâu thuẫn gay gắt đối với hệ thống sinh thái của Trái Đất, khiến cho không gian sinh tồn của loài người trên Trái Đất ngày càng bị thu hẹp.

Vậy dân số thế giới có thể tăng vô hạn được không?

Như ta đã biết, nguồn năng lượng để tất cả mọi sinh vật dựa vào đó mà tồn tại đều lấy từ Mặt Trời, mà diện tích mặt đất tiếp thu ánh nắng Mặt Trời là có hạn, do đó thực vật thông qua quang hợp để tiếp nhận năng lượng Mặt Trời cũng có hạn. Các nhà sinh thái học đã căn cứ vào lượng thực phẩm mà các sinh vật có thể cung cấp để tính toán ra Trái Đất có thể nuôi sống được bao nhiêu người. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm có thể sản sinh ra 1,65 x 1017 gam vật chất hữu cơ, tức là sản sinh ra một năng lượng khoảng 2,76 x 1018 Jun. Nếu như mỗi người mỗi ngày cần 919,6 Jun thì Trái Đất có thể nuôi sống 800 tỉ người. Nhưng trên thực tế loài người chỉ có thể lợi dụng 1/100 tổng năng lượng thực vật sản sinh ra, vì các loài động vật khác cũng phải trực tiếp hoặc gián tiếp lấy thực vật làm thức ăn, vì vậy toàn bộ năng lượng của thực vật sản sinh ra không phải được dùng hết để nuôi sống con người. Ngoài ra có rất nhiều loài động, thực vật không thể dùng làm thức ăn cho con người được. Do đó có thể nói: Trái Đất chỉ có thể nuôi sống nhiều nhất là 8 tỉ người. Nếu dân số thế giới mỗi năm tăng trưởng với tốc độ 2% thì cứ mỗi chu kì 35 năm dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi, tức là đến năm 3.500 khối lượng cơ thể toàn nhân loại đã ngang với khối lượng Trái Đất, đó quả là điều vô cùng đáng sợ.

Sự thực là tốc độ dân số tăng nhanh đã dẫn đến sự khai thác tài nguyên sinh vật quá mức, làm cho nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt, môi trường sinh thái bị phá hoại nặng nề. Ngày nay, nhân loại đang đứng trước nguy cơ sinh tồn bị uy hiếp. Cho nên dân số trên Trái Đất không thể tăng vô hạn, nếu không nhân loại sẽ tự chuốc lấy diệt vong.

Từ khoá: Tăng trưởng dân số.

Vì sao cam chua lại là thực phẩm có tính kiềm?

Nhiều người cho rằng, nước cam chua ắt phải là thực phẩm có tính axit. Thực ra theo hoá học thực phẩm, người ta gọi thực phẩm có tính axit hay kiềm...

Tại sao có một số loài cá ở biển sâu lại có thể phát sáng?

Có một số cá biển, đặc biệt là loài cá sống ở trong biển sâu có ánh sáng tương đối yếu, thường sẽ phát ra ánh sáng chói lọi.

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc -ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi...

Vì sao nói "Ba người cùng đi với ta, ắt có một người là thầy ta"?

Chắc các bạn đã từng nghe câu nói: “Ba người cùng đi với ta ắt có người là thầy ta”. Đó là câu nói trong sách “Luận ngữ” trích lời nói của Khổng Tử,...

Loài thú biển thở bằng phổi, tại sao có thể dừng được ở dưới nước trong một thời gian dài?

Thú biển bao gồm rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo và cá voi v.v.

Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ,...

Thế nào là dự đoán Goldbach?

Vào ngày 7-6-1742, nhà toán học Đức Goldbach đã gửi cho giáo sư Euler một dự đoán “Bất kì một số lẻ nào lớn hơn 5 đều là tổng của 3 số nguyên tố”....

Tại sao lại phải phát triển ngành nông nghiệp ba sắc?

Nói đến nông nghiệp, tự nhiên nghĩ ngay đến những cây hoa màu xanh óng, những bông hoa rau cải dầu màu vàng óng ánh, những quả dưa hấu tròn trĩnh,...

Tại sao đĩa từ có thể lưu trữ tin?

Đĩa từ của máy tính có thể lưu trữ tin vì đã dùng kĩ thuật ghi từ và phương pháp lưu trữ trực tiếp.