Tại sao chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết?

Chuột lữ là một loài động vật gặm nhấm cỡ nhỏ, thân dài khoảng 10 cm, sinh sống ở gần vành đai Bắc Cực. Loài động vật nhỏ bé này không sợ người, không có điểm gì đặc biệt để thu hút sự chú ý của người cả, nhưng chúng có một thói quen kì lạ không sao hiểu nổi, đó chính là thường kết thành đàn lao xuống biển "tự sát". Điều này trong giới động vật rất hiếm thấy.

Một số nhà động vật học nghiên cứu tập tính sống của chuột lữ nói rằng, ở một số nước Bắc Âu như Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan..., cách vài năm thì sẽ xuất hiện một lần di chuyển của chuột lữ. Hàng loạt chuột lữ, mấy vạn con hoặc mấy chục vạn con tụ tập lại với nhau, xuất phát từ miền núi, hùng dũng tiến về phía trước, dọc đường quét sạch những thứ có thể ăn được. Sau khi đại quân chuột lữ đến bờ biển, không biết bị sự thúc đẩy của lực lượng nào, chúng có thể nhảy xuống biển không hề do dự, cuối cùng lần lượt chết đuối hết.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm nguyên nhân mà chuột lữ nhảy xuống biển "tự sát". Họ phát hiện ra, chuột lữ có tính quy luật mỗi lần cách 3 - 4 năm, liền tụ tập một lần với quy mô lớn. Đó là vì sau khi qua một khoảng thời gian, một lượng lớn chuột lữ của khu vực Bắc Âu sinh sôi, cư trú chen chúc quá mức, xảy ra hiện tượng khủng hoảng thức ăn làm cho chúng không thể không ra ngoài tìm kiếm thức ăn.

Điều thú vị là, tuyến đường di chuyển của chuột lữ hầu như thường phải đối mặt với biển lớn, dọc đường đi nếu gặp phải hồ ao và sông nhỏ, thì chúng sẽ bơi qua, cuối cùng đến bờ biển vẫn không chịu dừng bước, lần lượt nhảy xuống biển.

Các nhà khoa học khi suy đoán động cơ này của chuột lữ cho rằng, có lẽ chuột lữ xem biển lớn là một hồ ao, một con sông nhỏ, chúng cho rằng có khả năng bơi qua, nhưng kết quả lại là một bi kịch.

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...

Có thể "khôi phục" loại hình giao thông có đường ray trong thành phố không?

Thế hệ người già ở Thượng Hải nhất định còn nhớ xe điện có đường ray ngày xưa. Nó thường chỉ có hai toa xe, phía trước là xe động lực, có một cần gạt...

Vì sao Trái đất tự quay quanh một trục?

Trái đất giống như hệ Mặt Trời và tám hành tinh khác, đồng thời với quay quanh Mặt Trời thì nó còn tự quay quanh một trục giả tưởng của bản thân. Đó...

Vì sao nói nước biển cũng là một nguồn năng lượng?

Thông thường ta nói nước biển chứa nguồn năng lượng vô tận, đó chủ yếu là nói đến nhiệt năng và cơ năng như năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều,...

Tại sao có một số cây có thể chiết cây?

Có một số thực vật có thể giâm cành để sống, đó là một sự gợi ý đạt được trạng thái sinh tồn của thực vật tự nhiên. Cũng giống như vậy, có một số thực...

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...

Thế nào là "kiến trúc hộp"?

Từ lâu, các kiến trúc sư luôn hy vọng việc xây dựng cũng giống như chế tạo các sản phẩm khác, trực tiếp sản xuất với số lượng lớn ở trong nhà máy, vừa...