Điều nên làm

Trong một khoa học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình yêu mến và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc ít nhất trong một thời gian dài, anh chị không nói những lời như vậy".

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp, đều đã trên 30 tuổi, cho rằng việc bộc lộ cảm xúc không phải là biểu hiện của nam tính. Họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Vì vậy, việc thực hiện đề bài này lại có vẻ khó so với một số người.

Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm.

- Thưa giáo sư. - Anh ta bắt đầu nói. - Cách đây 5 năm, tôi và bố tôi có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi cũng có lỗi trong việc đó nhưng một phần do tự ái và một phần do tôi đã làm được một số việc trong sự nghiệp của mình. Và không hiểu sao, tôi tránh gặp ông trừ những trường hợp chẳng đặng đừng. Nhưng ngay cả những lúc ấy, tôi cũng hầu như không nói với ông một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Đêm hôm đó, tôi nôn nao đến nỗi hầu như chẳng chợp mắt được chút nào. Ngày hôm sau, tôi đi làm sớm và dường như tôi làm mọi việc nhanh nhẹn, chu đáo hơn mọi ngày. Tôi gọi điện cho bố báo rằng tôi sẽ đến sau giờ làm việc. Tôi chỉ nói: "Bố à, con có chuyện cần nói với bố". Tan sở làm, tôi chạy xe đến ngay nhà bố mẹ và bấm chuông. May quá, bố tôi ra mở cửa. Tôi bước vào bên trong và nói với giọng thành thực như của một đứa trẻ: "Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con muốn nói là con yêu bố". Ông im lặng nhìn tôi rồi kéo tôi lại, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chẳng biết làm thế nào để nói với con điều đó".

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Vậy mà đã một thời gian dài, tôi đã không cảm nhận được điều tuyệt vời đó. Hai ngày sau, bố tôi bị tai biến mạch máu não và hiện đang nằm hôn mê trong bệnh viện. Nếu như tôi trì hoãn nói chuyện với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn cơ hội nào nữa.

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giầy xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh...

Mình xin lỗi

Đó là ngày đầu tiên của năm lớp 10, chúng tôi chỉ có một bài kiểm tra nên học xong rất sớm. Và tôi gọi điện cho cậu ấy.

Ngôi nhà của cha mẹ tôi

Sống với cha mẹ khi đã bước qua tuổi "băm" là điều làm tôi bực bội và khó chịu hết sức. Xét cho cùng, vào lúc đó, tôi nên có một ngôi nhà riêng thì hơn.

Điều bình dị

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, thầy giáo bất ngờ cho chúng tôi làm bài kiểm tra. vốn tự hào mình là một học viên siêng năng nên khi đọc lướt qua, tôi thấy rằng mình có thể trả lời được tất cả ngoại trừ câu hỏi cuối cùng...

Bà già hay khóc

Có một bà già có biệt hiệu là “bà già hay khóc.” Trời mưa bà khóc, trời tạnh bà cũng khóc.

Đừng buông tay, bố ơi…

Chuyện ấy đã hơn chục năm rồi, nhưng có lúc dường như mới xảy ra hôm qua; có lúc dường như là cả một quãng đời. Cô con gái bé bỏng của tôi cuối cùng đã có một chiếc xe đạp riêng.

Những điều cha mẹ dặn con gái

Cuộc sống là học cách chấp nhận và dung hòa nó.

Bạn bè phải thế chứ!

Jack thảy xấp giấy tờ lên bàn tôi - hai hàng chân mày của anh nhíu lại thành một đường thẳng còn mắt anh thì nhìn tôi như tóe lửa...

Bobsy

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ.