Ðổi bò gầy lấy bò béo

Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ. Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào, làng sẽ bắt làm thịt chia phần.

Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm, gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết.

Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói:

– Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.

Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có trong làng. Chúng bàn nhau:

– Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xóa.

Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định không nghe, nói:

– Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều cho dân làng, mỗi nhà một con.

Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng được mỗi nhà một con.

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Con ma báo thù

Ngày xưa ở Gia-định có một tên cướp lợi hại bị bắt và kết án tử hình. Trong ngục, hắn ta bảo người nhà đem hậu lễ đến chạy chọt với tên quan án để mong quan cố tìm cách cứu hắn thoát chết...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...