Đôi mắt biết nói

Đó là một buổi tối lạnh lẽo, rét buốt ở miền bắc Virginia cách đây đã nhiều năm. Bộ râu của ông lão cứng ngắc trong cái lạnh của mùa đông khi ông đợi có ai đó giúp ông sang sông. Sự chờ đợi dường như vô tận. Cơ thể ông tê cóng và cứng đờ bởi những cơn gió bấc giá lạnh.

Bỗng ông nghe thấy tiếng ngựa phi nhịp nhàng đang đến gần men theo con đường đầy sương gió. Ông lo lắng nhìn khi một nhóm chàng trai phi ngựa rẽ qua khúc quanh, ông đã để cho người đầu tiên chạy qua mà chẳng hề gọi. Sau đấy, một người khác đi qua, rồi một người nữa. Lúc này, tuyết đã rơi, trông ông lão giống như một bức tượng bằng tuyết, ông đã thấy người kỵ sĩ cuối cùng. Khi người này đến gần, ông già ra dấu với người kỵ sĩ rồi nói:

- Chào cậu, cậu có phiền đưa già này sang bên kia sông được không? Chẳng có lối nào để đi bộ được cả.

Người kỵ sĩ ngồi trên ngựa đáp:

- Được chứ, thưa bác. Bác nhảy lên đây nào.

Thấy ông lão không thể nhấc nổi cơ thể đã gần như đông cứng khỏi mặt đất, chàng trai nhảy xuống và giúp ông leo lên ngựa. Chàng kỵ sĩ không chỉ đưa ông già sang sông mà còn mang ông đến nơi ông định đến cách đó vài dặm nữa.

Khi đến gần một mái nhà tranh nhỏ xíu ấm cúng, chàng kỵ sĩ tò mò hỏi:

- Thưa bác, cháu thấy bác đã để nhiều người cưõi ngựa khác chạy qua mà không nhờ lấy một ai để giúp qua sông. Khi cháu đến thì bác nhờ cháu ngay lập tức. Cháu thắc mắc không hiểu tại sao, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá như thế này, bác lại đợi và nhờ người cuối cùng. Nếu cháu từ chối không giúp bác thì sao?

Ông lão từ từ leo xuống ngựa, nhìn thẳng vào mắt chàng trai, đáp:

- Bác đã ngồi đấy một lúc rồi. Bác nghĩ mình biết cách nhìn người. Khi bác nhìn vào mắt những chàng trai kia bác nhận ra ngay là họ chẳng quan tâm gì đến tình cảnh của bác cả. Nhờ họ giúp cũng không ích gì. Nhưng khi nhìn vào mắt cháu, lòng tốt và sự thương người hiện lên rất rõ. Bác biết rằng thái độ dịu dàng của cháu sẽ mở ra cho bác cơ hội được giúp đỡ lúc bác cần.

Những lời ấm lòng đó của ông lão làm người kỵ sĩ hết sức cảm động.

- Cháu hết sức cám ơn những gì bác vừa nói. - Anh nói với ông lão - Có lẽ sẽ chẳng bao giờ cháu quá bận rộn với chuyện riêng của mình mà không đáp lại nhữnggì người khác cần bằng lòng nhiệt thành cả.

Hạnh phúc là nước hoa - bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình.

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh

Chị là Osin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.

Cho nhau một nụ cười

Tôi dắt xe ra đường. Mưa không cản được những cuộc hẹn cuối tuần.

Hai viên gạch

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù.

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mâm năm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ...

Nếu các bà nội, bà ngoại lãnh đạo thế giới

Đôi khi tôi cảm thấy dường như thê giới này đang rã rời thành từng mảnh. Giải pháp của tôi là cứ để các bà nội, bà ngoại nắm quyền lãnh đạo nó.

Giáng Sinh vẫn ở đó

Mẹ à? Con gọi điện để báo với mẹ rằng con sẽ không về nhà vào Giáng Sinh năm nay.

Lá thư người mẹ

Lâu rồi mẹ không nhận được thư con. Lần về thăm nhà, dù con không nói và cố tỏ ra vui nhưng mẹ đã linh cảm con đang gặp phải một chuyện gì đó không may, con đang rất buồn, thất vọng và đuối sức...

Tan vỡ hoặc tỏa sáng

Những nghịch cảnh có thể được coi như những viên đá mài của cuộc sống. Tuy nó nhằm để đánh bóng khiến bạn tỏa sáng, nhưng cũng có khả năng khiến bạn đau đớn hoặc tan vỡ.