Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer. Trong thời kỳ tên tuổi Booth Tarkington còn nổi đình nổi đám trên văn đàn Mỹ, ông thường hay kể một câu chuyện như sau.

“Chuyện xảy ra trong một triển lãm các tác phẩm nghệ thuật do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tổ chức. Hôm ấy tôi tới với tư cách khách mời đặc biệt. Khi đang đứng trong gian trưng bày, bỗng tôi thấy có hai cô gái chừng 17-18 tuổi tiến lại trước mặt mình và chân thành xin tôi chữ ký.

– Rất xin lỗi là tôi không mang theo bút máy, liệu tôi có thể dùng bút chì để ký tên được không, thưa hai cô?

Thật ra trong bụng tôi thừa biết hai cô gái sẽ không từ chối việc tôi ký tên bằng bút chì, nhưng tôi chỉ muốn tỏ ra mình có phong thái đại gia – tuy là một nhà văn nổi tiếng mà vẫn khiêm tốn với các bạn đọc bình dân.

– Dĩ nhiên là được ạ!

Quả nhiên hai cô vé vui vẻ đồng ý. Nhìn thấy nét mặt hân hoan phấn khởi của họ, dĩ nhiên tôi rất khoan khoái, tự hào.

Một cô gái lấy ra từ ví cuốn sổ bìa cứng gáy mạ vàng rất xinh đẹp đưa cho tôi. Tôi rút bút chì, lịch lãm đề tặng mấy câu khích lệ họ rồi ký tên mình.

Sau khi nhìn thấy chữ ký của tôi, cô gái bỗng nhíu hai hàng lông mày chăm chú nhìn kỹ tôi rồi hỏi:

– Thế ra ông không phải là Robert Sherwood (1) ạ?”.

– Ồ, không phải! – Tôi vô cùng tự phụ trả lời – Tôi là Booth Tarkington, tác giả cuốn Alice Adams, hai lần đoạt giải Pulitzer.

Cô gái liền quay đầu lại phía bạn mình rồi nhún vai bảo:

– Mary, cho tớ mượn cái tẩy của cậu một tý.

Giây phút ấy, tất cả mọi niềm kiêu hãnh, tự phụ của tôi lập tức tan như bong bóng xà phòng. Từ đó trở đi, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân: Cho dù mình có tài giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chớ bao giờ tưởng rằng mình ghê gớm lắm.”

1. Robert Emmet Sherwood (1896-1995): nhà soạn kịch Mỹ 4 lần đoạt giải Pulitzer với các vở kịch Idio’s Delight (1936), Abe Lincohn in Illinois (1939), There Shall No Light (1940), và truyện tiểu sử Roosevelt and Hopkins (1949).

Những tâm hồn băng giá

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Bà già hay khóc

Có một bà già có biệt hiệu là “bà già hay khóc.” Trời mưa bà khóc, trời tạnh bà cũng khóc.

Cho nhau một nụ cười

Tôi dắt xe ra đường. Mưa không cản được những cuộc hẹn cuối tuần.

Mọi thứ rồi cũng sẽ qua

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó.

Tình thương không lời

Cha tôi dường như không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Cả gia đình tôi sống vui vẻ và thoải mái, tất cả cũng là nhờ mẹ tôi.

Khi gió đổi hướng

Một con thuyền đang trên đường vượt biển nhiều ngày. Bỗng một hôm mây đen ập tới và gió đột ngột đổi hướng. Con thuyền lớn không thể tiến lên phía trước được và rẽ theo một hướng khác.

Bạn đã dành cho gia đình những gì?

Bạn sẵn sàng nhường nhiều thứ lớn hơn cái kẹo cho đứa bạn ngồi cùng bàn nhưng đôi khi lại tranh giành đến đánh nhau với đứa em chỉ vì một chỗ ngồi...

Ước mơ bé bỏng

Vừa bước ra khỏi lớp và rẽ vào dãy hành lang chính, Amy Hagadorn đã va phải một học sinh lớp năm cao lớn đang chạy đến từ hưóng ngược lại...

Cái hố trên đường

Đang bước đi trên phố, vì không chú ý nên tôi rơi tõm xuống một cái hố sâu. Lòng hố tối tăm. Loay hoay vất vả mãi, tôi mới trèo lên được. Vừa mệt vừa tức, tôi thầm rủa cái hố