Học cách để tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một nghiên cứu tại Đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi. Các nhà khoa học tại Đại học Stanford cũng tìm thấy những ai biết thứ tha có các cơn giận dữ và triệu chứng stress ít hơn rất nhiều so với những người giữ mãi mối hận. Để vết thương mau lành, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Đừng chờ đợi câu xin lỗi.
Chúng ta thường câu nệ rằng: “Tôi sẽ không tha thứ chừng nào hắn chưa nói lời xin lỗi”. Nhưng làm như vậy chỉ khiến chúng ta phải ôm nỗi hận trong nhiều năm mà rốt cục chỉ mình mình khổ. Như thế cũng tức là chúng ta để cho sự bình yên của mình nằm trong tay kẻ khác. Vì vậy, hãy giải quyết cơn giận và nỗi đau của mình ngay từ bây giờ.

Thông cảm với người phạm lỗi.
Người ta có thể đã hành động vì sự vô tâm, nỗi lo sợ hoặc niềm đau của chính họ. Có một câu nói rằng: Đằng sau mỗi anh chàng đểu cáng đều có một câu chuyện buồn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người lầm lỗi, hoặc viết một bức thư cho chính mình dưới quan điểm của người ta.
Nhà tâm lý Robert Karen phát biểu: “Chúng ta thường quên rằng kể cả người yêu chúng ta nhất cũng có thể làm ta tổn thương và đôi khi phản bội ta. Nó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu kết thúc mối quan hệ”.
Nghĩ về sự nhẹ nhõm khi mình được người thân yêu tha thứ.
Thường sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi chính mình phải suy ngẫm về tội lỗi của mình. Nhưng cần phải làm thế để tìm lại sự cân bằng.

Thực hiện một hành vi tượng trưng.
Nếu bạn không thể hiện sự tha thứ một cách công khai thì bạn sẽ chưa tin rằng mình đã hoàn toàn tha thứ. Chẳng hạn, giơ cao một cục gạch và thả xuống khi bạn sẵn sàng tha thứ. Hoặc thắp một ngọn nến và hình dung nỗi giận cũng tan theo dòng sáp.

Nhớ rằng tha thứ chưa phải là lãng quên.
Những cảm giác đau đớn sẽ vẫn tồn tại cho dù bạn đã bỏ qua chuyện cũ. Có những lúc bạn sẽ cần phải làm mới lại sự tha thứ của mình. Nhưng vượt qua sự hận thù sẽ làm bạn thảnh thơi bước tiếp. Nghiên cứu cũng cho thấy những ai tha thứ sẽ cảm thấy nỗi đau không còn nặng nề như trước.
Cuối cùng, đưa bản thân vào danh sách tha thứ.

Tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho chính mình.

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giầy xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh...

Mình xin lỗi

Đó là ngày đầu tiên của năm lớp 10, chúng tôi chỉ có một bài kiểm tra nên học xong rất sớm. Và tôi gọi điện cho cậu ấy.

Bức thư về ông già Noel vẫn lay động con tim sau hơn một thế kỷ

Hầu hết mọi đứa trẻ đến mùa Giáng sinh đều hoài nghi liệu Ông già Noel có thực không. Gần 120 năm trước, cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan (New York, Mỹ) cũng có câu hỏi tương tự với bố mình.

Suất cơm phần bà

Một tối cuối năm, trời rất rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi thụp xuống mua một bắp.

Tình yêu và cuộc sống

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Sau 3 năm yêu nhau và tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Món quà ngọt ngào

Tôi tìm một ghế trống trong công viên dưới những tán cây liễu khẳng khiu để gặm nhắm cái cảm giác ê chề về cuộc đời, về cái thế giới như đang vùi dập đời tôi.

Em say nắng anh mất rồi!

Nếu thấy mình đang say nắng một người, hãy cứ vui, vì điều đó chứng tỏ rằng trái tim, vẫn còn biết rung động với thương yêu nhiều lắm.

Lâu đài cát

Nắng nóng. Không khí mặn chát. Những con sóng đều đều. Một thằng bé trên bờ biển quỳ gối xúc cát bằng xẻng và nén cát vào cái xô đỏ. Sau đó nó úp xô xuống...

Câu chuyện tình yêu #2

Vào một buổi sáng ở một bệnh viện nhỏ, một Ông cụ khoảng 80 tuổi trình bày với chúng tôi là mình cần phải cắt chỉ khâu vết thương ở ngón tay cái. Ông nói với chúng tôi là ông đang rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ.